Trong điều trị Hen và COPD, thuốc dùng qua đường hút – xịt trong hen và COPD sẽ hiệu quả hơn thuốc toàn thân (đường uống, tiêm) với tác dụng phụ ít hơn.

Dụng cụ xịt hút trong hen và copd

Dụng cụ xịt hút trong Hen và COPD

TS.BS. Lê Khắc Bảo                           

Giảng viên bộ môn nội Đại Học Y Dược

Cố vấn chuyên môn Trung Tâm Điều Trị Bệnh Hô Hấp Phổi Việt

Về mặt lý thuyết, thuốc dùng qua đường hút – xịt trong hen và COPD sẽ hiệu quả hơn thuốc toàn thân (đường uống, tiêm) với tác dụng phụ ít hơn. Tuy nhiên thực tế lâm sàng cho thấy có nhiều trường hợp bệnh nhân nói với bác sỹ: “Sao bác sỹ không cho tôi thuốc uống ? Tôi xịt hết cả bình mà chẳng có hiệu quả gì!

Vì sao lý thuyết khác xa với thực tế? Câu trả lời là: “thuốc không đến được nơi tác động thì sẽ không phát huy hiệu quả!”Để thuốc có thể đến được nơi tác động, hai điều kiện sau phải được đáp ứng:

(1) Công thức thuốc – kích thước hạt thuốc phù hợp

(2) Kỹ thuật sử dụng thuốc chính xác.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu kỹ các nội dung sau:

I.  Kích thước hạt thuốc

II.  Kỹ thuật sử dụng dụng cụ hút – xịt

III.  Sử dụng bình xịt định liều:

1.  Cấu tạo bình xịt định liều:

2.  Cách sử dụng bình xịt định liều:

III.  Sử dụng bình hút bột khô:

1. Cấu tạo bình hút bột khô:

  1. Accuhaler
  2. Turbohaler
  3. Handihaler

2. Cách sử dụng bình hút bột khô:

  1. Accuhaler
  2. Turbohaler
  3. Handihaler

 

I.  Kích thước hạt thuốc:

Để xác định kích thước hạt khí dung, người ta sử dụng buồng đo kích thước hạt Andersen.

Mỗi nhóm kích thước hạt tương ứng với vị trí lắng đọng, tác dụng chính và phụ của thuốc sử dụng qua đường hút, xịt.  

Kích thước

Vị trí lắng đọng

Hiệu quả

Tác dụng phụ

> 6 mm

Miệng – hầu họng

( – )

Hấp thu qua đường tiêu hóa à tác dụng phụ toàn thân 

 2 – 6 mm

Đường hô hấp trên và trung tâm

( + )

Hấp thu toàn thân ÍT à GIẢM tác dụng phụ toàn thân

< 2mm

Đường hô hấp ngoại vi – phế nang và thở ra ngoài

( – )

Hấp thu qua mao mạch phổi à tác dụng phụ toàn thân

II.  Kỹ thuật sử dụng dụng cụ hút – xịt:

            Kỹ thuật hút xịt ảnh hưởng đến lưu lượng luồng khí dung đi vào phổi. Lưu lượng luồng khí hít vào cùng với kích thước hạt quyết định vị trí lắng đọng của thuốc trên cây phế quản. Nguyên tắc là lưu lượng hít vào càng lớn số lượng hạt được phân tán thành kích thước nhỏ sẽ nhiều hơn, đây là điều tốt; ngược lại lưu lượng hít vào lớn sẽ làm hạt thuốc va đập mạnh hơn, dẫn đến lắng đọng nhiều hơn ở thành phế quản lớn, đây lại là điều không mong muốn.  

 

III.  Sử dụng bình xịt định liều:

1.  Cấu tạo bình xịt định liều:

Cấu tạo bình xịt và công thức thuốc quyết định tính chính xác về liều lượng và kích thước hạt khí dung tạo ra có phù hợp hay không.

 

2.  Cách sử dụng bình xịt định liều:

Lắc bình xịt:

Trước khi sử dụng bình xịt định liều phải lắc bình xịt lên nhằm trộn đều thuốc và chất đẩy trong bình xịt. Nếu không lắc bình xịt trước khi sử dụng, khi xịt ra thuốc sẽ không tạo được hạt có kích thước phù hợp.

Hình ảnh dưới đây cho thấy sau khi lắc bình xịt rồi để yên bình xịt trong vòng 30 phút, thuốc và chất đẩy đã tách rời nhau ra.

 

Những sai sót thường gặp khi sử dụng bình xịt định liều:

  • Không lắc bình xịt trước khi dùng.
  • Không phối hợp tay bóp – miệng hút.
  • Hít vào quá nhanh. Thời gian hít vào khuyến cáo là khoảng 3 giây.
  • Không nín thở sau khi hít vào.
  • Không đi súc miệng ngay sau khi xịt thuốc.

III.   Sử dụng bình hút bột khô:

1.  Cấu tạo bình hút bột khô:

Có ba loại bình hút bột khô là: accuhaler, turbuhaler và handihaler. Những loại bình hút bột khô này có cấu tạo khác biệt nhau và do đó cách sử dụng cũng khác nhau.

Accuhaler:

Bột thuốc trộn với lactose được vi thể hóa; từng liều đã được phân chia từ trước tại nhà máy, chống ẩm được thực hiện qua bao nhôm 

Turbuhaler:

 

Cấu tạo bình Turbuhaler

Handihaler:

 

 

2.  Cách sử dụng bình hút bột khô:

Accuhaler:

 

Sử dụng accuhaler

            Các thao tác hay sai lầm khi dùng bình hút bột khô accuhaler:

  • Quên lên cò.
  • Không để bình accuhaler đứng thẳng khi lên cò.
  • Hít vào không đủ mạnh
  • Không nín thở sau khi hút thuốc.
  • Không đi súc miệng ngay sau khi xịt thuốc.

            Turbuhaler:

 

         Cách dùng Turbuhaler

 

 

 

   Các thao tác hay sai lầm khi dùng bình hút bột khô turbuhaler:

  • Không để bình turbuhaler đứng thẳng khi vặn.
  • Hít vào không đủ mạnh à kiểm tra bằng turbo tester
  • Không nín thở sau khi hút thuốc.
  • Không đi súc miệng ngay sau khi xịt thuốc.           

            Handihaler:

cách sử dụng handihandler

cách dùng handihaler

 

            Các thao tác hay sai lầm khi dùng bình hút bột khô turbuhaler:

  • Uống viên thuốc thay vì bỏ viên thuốc vào hút
  • Quên bấm nút trước khi hút 
  • Quên thở ra trước khi hút, Hút vào không đủ mạnh
  • Không nín thở sau khi hút thuốc.

 

Kết luận:

Dụng cụ xịt – hút có vai trò quan trọng trong điều trị Hen & COPD; Chọn lựa đúng đắn loại dụng cụ giúp tăng tỷ lệ tuân thủ điều trị; Hiểu và dùng đúng cách dụng cụ là chìa khóa đảm bảo hiệu quả điều trị

 


 

 

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân