Thai kỳ có thể làm cho hen suyễn đang ổn định có thể mất kiểm soát đi vào đợt cấp, một trường hợp hen suyễn có từ bé đã ổn định thời gian rất dài có thể xuất hiện trở lại.

Hen suyễn và thai kỳ

HEN SUYỄN VÀ THAI KỲ

BS.CKI. Danh Xuân Nhiên

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Bác sĩ Điều Trị Khoa Phổi, Bệnh viện 30/4

 

Trong thai kỳ sẽ có những biến đổi về sinh lý kèm theo đó là  những thay đổi về cơ thể có thể làm cho một số bệnh lý đang kiểm soát tốt có thể trở nên không ổn định và cần thay đổi điều trị. Trong đó thai kỳ có thể làm cho hen suyễn đang ổn định có thể mất kiểm soát đi vào đợt cấp, một trường hợp hen suyễn có từ bé đã ổn định thời gian rất dài có thể xuất hiện trở lại. Tất cả thai phụ bị hen suyễn cần phải hiểu rõ triệu chứng của bệnh, hướng điều trị để kiểm soát bệnh ổn định và những ảnh hưởng lên sự phát triển thai kỳ.

*Mang thai ảnh hưởng đến hen suyễn  như thế nào?

Mỗi người nữ sẽ có những phản ứng với thai kỳ khác nhau, mỗi thai phụ bệnh hen suyễn sẽ có những phản ứng khác nhau với bệnh. Hen suyễn có thể trở nặng ở bất kỳ giai đọan nào của thai nhưng phổ biên nhất là khoảng tuần thứ 17 đến tuần  thứ 36 (khoảng tháng thứ 6 của thai kỳ). Ở một số phụ nữ  hen suyễn khởi phát từ nhỏ đã ổn định trong suốt thời niên thiếu nay có thể khởi phát trở lại do những xáo trộn sinh lý trong thời gian mang thai.

*Làm thế nào để biết hen suyễn trở nặng?

+ Các dấu hiệu cho biết tình trạng hen suyễn có thể trở nặng: Ho khạc đàm nhiều, khò khè, khó thở, nặng ngực thường gặp vào ban đêm hoặc lúc gần sáng, hoặc khi bạn tập thể dục. Nếu có các biểu hiệu này, sản phụ nên đến khám bác sĩ chuyên khoa về hen suyễn để được tư vấn và điều trị tốt nhất.

+ Các dấu hiệu của cơn hen suyễn nặng:

  • Cơn được cảm nhận là không thường xuyên ở bệnh nhân
  • Khó khăn khi nói, ho
  • Khó thở khi nằm, kích thích, vã mồ hôi, tím tái
  • Co kéo liên tục cơ ức – đòn – chũm.
  • Thở nhanh > 30 lần/ phút
  • Nhịp tim nhanh > 120 lần/ phút.

Nếu có bất kể biểu hiện nào của cơn suyễn nặng cần gọi cấp cứu ngay hoặc đến cơ sở y tế gần nhất để kịp thời xử trí.

*Hen suyễn sẽ ảnh hưởng đến thai kỳ như thế nào?

Hen suyễn được kiểm soát tốt trong thời gian mang thai sẽ ít hoặc không có nguy cơ ảnh hưởng lên sản phụ và em bé. Nếu tình trạng hen suyễn mất kiểm soát làm thai phụ thường xuyên khó thở có thể ảnh hưởng đến việc cung cấp oxy cho bé trong bào thai, có thể làm cho thai chậm tăng trưởng và em bé nhẹ cân khi sinh hoặc sinh non... Đối với thai phụ sẽ có nhiều nguy cơ như: tăng huyết áp thai kỳ, tiền sản giật, xuất huyết âm đạo và sẩy thai…

*Phụ nữ mang thai dùng thuốc suyễn có an toàn cho thai nhi không?

Các chuyên gia về bệnh hen suyễn đều khuyến cáo thuốc dùng để kiểm soát bệnh hen suyễn là an toàn đối với thai kỳ. Dùng thuốc thường xuyên, đúng cách giúp kiểm soát bệnh tốt sẽ giảm được các nguy cơ thai kỳ cho mẹ và bé. Hầu hết thai phụ kiểm soát bệnh tốt sẽ không có cơn chuyển nặng trong lúc chuyển dạ, có thể sinh con như các thai phụ bình thường khác.

   

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân