Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)
Tỉ lệ hen ở trẻ nhỏ cao gấp đôi tỉ lệ này ở người lớn (10% so với 4,3%). Hen có liên quan đến di truyền. Cha hoặc mẹ bị hen thì nguy cơ con bị hen là 25%
Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực. Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh
Viêm mũi dị ứng VMDU là hiện tượng viêm tại niêm mạch mũi do dị ứng. Trên lâm sàng VMDU được chẩn đoán khi có ≥ 2 tiêu chí chảy nước mũi, nghẹt mũi, hắt hơi kéo dài hơn 1giờ/ ngày
Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO), giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân
Điều trị bằng thuốc sinh học là một trong những biện pháp điều trị tiên tiến nhất hiện nay đối với các bệnh mạn tính, trong đó có hen suyễn
Không phải trường hợp nào ho kéo dài cũng là hen. Việc cảnh giác chẩn đoán hen suyễn là rất tốt, tuy nhiên cần lưu ý rằng chẩn đoán hen suyễn là chẩn đoán loại trừ.
Cá thể hóa điều trị là sử dụng các biện pháp điều trị phù hợp đặc điểm bệnh lý của từng bệnh nhân riêng biệt. Phương pháp cá thể hóa như vậy gọi là điều trị hen theo kiểu hình.
Thai kỳ có thể làm cho hen suyễn đang ổn định có thể mất kiểm soát đi vào đợt cấp, một trường hợp hen suyễn có từ bé đã ổn định thời gian rất dài có thể xuất hiện trở lại.
Theo dõi lưu lượng đỉnh và đếm Eosinophil là hai xét nghiệm có tính ứng dụng cao trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng cho bệnh nhân ho kéo dài, bệnh nhân hen
Tuân thủ điều trị được xem là điểm then chốt trong điều trị kiểm soát hen tối ưu. Tuân thủ điều trị được đặt trên nền tảng: “hợp đồng tác chiến” tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân
-
Chẩn đoán hen suyễn ở trẻ 4 tuổi bằng xét nghiệm nào?
Việc chẩn đoán hen suyễn cho các bé nhỏ hơn 5 tuổi cần dựa vào lâm sàng triệu chứng, tiền căn bệnh của bé là chính. Xét nghiệm chỉ hỗ trợ chẩn đoán chứ không phải là cái quyết định hoàn toàn chẩn đoán.
Tuy nhiên nếu có xét nghiệm thì việc chẩn đoán và theo dõi điều trị sẽ tốt hơn. Hiện tại bé 4 tuổi có thể làm 2 xét nghiệm là: Đo kháng lực đường thở và FeNO.
Để đo 2 xét nghiệm này thì bé cần ngưng các thuốc điều trị hơn 8 tiếng tức là đo trong ngày thì ko dùng thuốc liều sáng. -
Có cách nào nâng cao sức khỏe hô hấp nhằm tránh bệnh hen vào cơn hen cấp?
Nguyên tắc đầu tiên cần nhớ là nếu bệnh hen được kiểm soát tốt thì nguy cơ vào cơn hen cấp sẽ giảm đi, kể cả vào cơn hen cấp do thay đổi thời tiết. Như vậy cách phòng ngừa cơn hen tốt nhất chính là đi khám bác sỹ để được điều trị kiểm soát hen đúng đắn bằng thuốc corticoid đường hít.
Ngoài ra những biện pháp giúp tăng cường sức khỏe hô hấp chung cũng có thể được áp dụng: tiêm ngừa cúm hàng năm, tiêm ngừa phế cầu mỗi năm năm, ăn thực phẩm giàu vitamin A, E, C để tăng sức đề kháng, cai thuốc lá nếu đang hút, nếu không tự cai được phải đi khám bác sỹ chuyên khoa hô hấp để được kê thuốc cai thuốc lá.
-
Làm sao để phòng tránh bệnh hen vào cơn hen cấp do thay đổi thời tiết ?
Lẽ dĩ nhiên chúng ta không thể nào cấm thời tiết thay đổi được, vậy chúng ta chỉ còn cách thay đổi lối sống để phù hợp với thay đổi thời tiết. Những biện pháp thường được khuyến cáo bao gồm: (1) tìm hiểu dự báo thời tiết để biết thời tiết sắp thay đổi, (2) tránh cho cơ thể bị tiếp xúc đột ngột với môi trường thay đổi ví dụ không ra khỏi nhà lúc sáng sớm và lúc quá khuyu để tránh tiếp xúc lạnh đột ngột, sử dụng thêm máy điều hòa khi thờ tiết quá nóng, (3) dùng khẩu trang bịt mũi khi đi ra ngòai, dùng khăn len đắp trên mũi khi ngủ về đêm. Các biện pháp trên có thể giúp giảm thiểu tác động của thời tiết thay đổi làm bệnh hen vào cơn hen cấp.
-
Thời tiết lạnh hay thời tiết nóng dễ gây cơn hen hơn?
Bản thân thời tiết nóng hay lạnh không gây cơn hen mà chính là sự thay đổi thời tiết từ nóng sang lạnh hoặc ngược lại từ lạnh sang nóng đã gây lên cơn hen với lý do là thay đổi đặc tính vật lý của không khí thở vào. Tuy nhiên có một số bệnh nhân hen nhạy cảm với chuyển đổi từ nóng sang lạnh hơn và một số bệnh nhân hen khác lại nhạy cảm với chuyển đổi từ lạnh sang nóng hơn. Lý do vì sao không được rõ, có lẽ là do đặc điểm cấu tạo đặc biệt của đường thở của từng người.
-
Vì sao mỗi lần thay đổi thời tiết, người bệnh hen hay có triệu chứng nhiều hơn?
Thay đổi thời tiết là một yếu tố thúc đẩy bệnh hen vào cơn hen cấp. Có nhiều lý do giải thích cho điều này. (1) thời tiết thay đổi là yếu tố thuận lợi để các nhiễm trùng hô hấp trên phát triển như nhiễm siêu vi, vi khuẩn, nhiễm siêu vi, vi khuẩn đến lượt nó thúc đẩy bệnh hen vào cơn hen cấp; (2) thời tiết thay đổi sẽ làm thay đổi đặc tính vật lý của không khí ví dụ độ ẩm, nhiệt độ, thành phần các hạt trong không khí, sự thay đổi vật lý này của không khí sẽ dẫn đến đáp ứng viêm tăng lên ở đường thở và vào cơn hen cấp. Điều này cũng được chứng minh khá rõ ràng các bệnh nhân hen hay vào cơn hen do thay đổi thời tiết thường tăng triệu chứng từ 2 – 3 ngày trước khi thay đổi thời tiết thực sự diễn ra, đó là vì đường thở đã nhận ra được sự thay đổi đặc tính vật lý của không khí từ trước
-
Xem thêm