Theo dõi lưu lượng đỉnh và đếm Eosinophil là hai xét nghiệm có tính ứng dụng cao trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng cho bệnh nhân ho kéo dài, bệnh nhân hen

Theo dõi lưu lượng đỉnh và đếm Eosinophil

Theo dõi lưu lượng đỉnh và đếm bạch cầu ái toan trong đàm

 ThS.BS. Nguyễn Hữu Hoàng

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

 I/ THEO DÕI LƯU LƯỢNG ĐỈNH:

 1/ Theo dõi lưu lượng đỉnh là gì?

 - Là theo dõi biến thiên của lưu lượng đỉnh thở ra (PEF) theo thời gian.

 - Cộng cụ để theo dõi biến thiên PEF theo thời gian là lưu lượng đỉnh kế cơ học hoặc điện tử.

Lưu lượng đỉnh kế

 2/ Theo dõi lưu lượng đỉnh trong trường hợp nào?

  • Dùng để chẩn đoán hen: 

- Có triệu chứng hen + hô hấp ký bình thường. 

- Có triệu chứng hen + không đo được hô hấp ký. 

- Chẩn đoán hen nghề nghiệp: thay đổi PEF ở nơi làm việc và tại nhà. 

  • Dùng để đánh giá mức độ kiểm soát hen: 

- Đặc biệt là trên bệnh nhân hen nhận biết triệu chứng hen kém. 

3/ Cách sử dụng lưu lượng đỉnh kế:

  • Người bệnh sẽ được hướng dẫn thổi ngày 2 lần sáng-tối, mỗi lần 3 thổi, sau đó ghi lại kết quả tốt nhất trong 3 lần thổi vào biểu đồ theo dõi. 
  • Ghi lại kết quả theo hướng dẫn của Bác sỹ và kỹ thuật viên vào bảng theo dõi lưu lượng đỉnh.

Tính độ dao động PEF sáng chiều theo công thức: 

   Dao động PEF =

Chiều – Sáng

Sáng + Chiều

   

2

 

 4/ Ý nghĩa của lưu lượng đỉnh kế (PEF):

  • Chẩn đoán hen trong trường hợp nghi ngờ hen nhưng hô hấp ký bình thường dựa vào:

- Dao động PEF sáng chiều > 20% – 30% 

- Dao động PEF trong các ngày > 20% – 30%. 

  • Đánh giá mức độ kiểm soát hen: 

Mức độ kiểm soát

Tiêu chí

Kiểm soát

PEF > 80% dự đoán hay tốt nhất

Dao động PEF sáng – chiều < 20%

Kiểm soát 1 phần

PEF > 80% dự đoán hay tốt nhất

Dao động PEF sáng – chiều 20% – 30%

Không kiểm soát

PEF < 60% – 80% dự đoán

Dao động PEF sáng – chiều >30%

 

II/ ĐẾM BẠCH CẦU ÁI TOAN (Eosinophil) TRONG ĐÀM :

 1/ Đếm bạch cầu ái toan (Eosinophil) trong đàm là gì?

  • Xác định phần trăm số lượng bạch cầu ái toan trong đàm của người bệnh. 
  • Công cụ dùng để đếm tế bào ái toan trong đàm chỉ là kính hiển vi quang học.

Tế bào bạch cầu ái toan trong đàm

2/ Đếm bạch cầu ái toan trong trường hợp nào?

  • Chẩn đoán viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan không phải hen gây ho kéo dài: 

- Ho kéo dài + hô hấp ký bình thường. 

- Ho kéo dài + theo dõi lưu lượng đỉnh bình thường. 

  • Chẩn đoán COPD có yếu tố hen và tiên lượng đáp ứng tốt corticoid trên COPD: 

- COPD nhưng có tăng bạch cầu ái toan trong đàm. 

- COPD có yếu tố hen sẽ đáp ứng tốt điều trị corticoid 

a. Viêm phế quản tăng bạch cầu ái toan

- Tỷ lệ các nguyên nhân gây ho kéo dài là: 

Trào ngược dạ dày thực quản: 74%. 

Tai mũi họng: 53%. 

Hen suyễn: 29% 

Viêm phế quản ­ bạch cầu ái toan không do hen: 25%.

- Ho kéo dài trên 1 bệnh nhân có thể do nhiều nguyên nhân: 

+ Chỉ có 1 nguyên nhân: 30%. 

+ 2 nguyên nhân à 37.5%; 3 à 30%; 4 à 2,5%. 

b. Điều trị hen khó trị: 

- Hen khó trị là hen đã điều trị với corticoid hít liều cao trong thời gian ít nhất 6 tháng mà không thuyên giảm. 

- Đếm bạch cầu ái toan trong đàm giúp: 

+ Phát hiện bệnh nhân không tuân thủ điều trị. 

+ Phát hiện bệnh nhân xịt thuốc không đúng cách. 

+ Thay đổi liều thuốc điều trị dựa trên số lượng bạch cầu ái toan trong đàm 

3/ Cách làm xét nghiệm đếm bạch cầu ái toan trong đàm:

  • Bệnh nhân đến phòng xét nghiệm được nhận một chai lấy mẫu đàm, Bệnh nhân khạc đàm vào chai và trả lại cho nhân viên phòng xét nghiệm. 
  • Nếu Bệnh nhân khạc đàm khó khăn, nhân viên phòng xét nghiệm sẽ cho phun khí dung nước muối ưu trương 3% để kích thích khạc đàm. 
  •  Kết quả đếm tế bào ái toan trong đàm sẽ có trong 30 phút sau khi có mẫu đàm. 
  • Để thuận lợi trong khạc đàm, Bệnh nhân nên đến phòng xét nghiệm vào buổi sáng. 

 

III/ THEO DÕI LƯU LƯỢNG ĐỈNH VÀ ĐẾM BẠCH CẦU ÁI TOAN TRONG ĐÀM CÓ KHẢ THI?

  • Tính không xâm lấn: Đây là 2 xét nghiệm giản đơn không xâm lấn (không phải lấy máu, can thiệp mổ xẻ). 
  •  Tính ứng dụng: 2 xét nghiệm này có tính ứng dụng cao trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng cho bệnh nhân ho kéo dài, bệnh nhân Hen, COPD, VMDU. 
  • Tính dễ tiếp cận: Hiện nay tại TPHCM, 2 xét nghiệm này đã được thực hiện tại Phổi Việt. 
  • Giá cả: 2 xét nghiệm này có giá cả chấp nhận được. 

 

IV/ KẾT LUẬN:

Theo dõi biến thiên PEF & đếm bạch cầu ái toan trong đàm: 

  •  Đã được thực hiện từ lâu trên thế giới nay đã có mặt lần đầu tiên tại VN. 
  • Là xét nghiệm không xâm lấn, dễ làm, giá cả chấp nhận được. 
  • Có tính ứng dụng rất cao trong chẩn đoán, điều trị, tiên lượng cho nhiều đối tượng: 

- Bệnh nhân ho kéo dài mà chưa được chẩn đoán nguyên nhân chính xác. 

- Bệnh nhân Hen dai dẳng khó trị với các điều trị thông thường. 

- Bệnh nhân COPD có yếu tố hen. 

- Bệnh nhân VMDU có nguy cơ chuyển thành hen. 

 

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân