Tuân thủ điều trị được xem là điểm then chốt trong điều trị kiểm soát hen tối ưu. Tuân thủ điều trị được đặt trên nền tảng: “hợp đồng tác chiến” tốt giữa bác sĩ và bệnh nhân

Giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị hen tốt hơn

Giúp bệnh nhân tuân thủ điều trị hen tốt hơn

TS.BS. Lê Khắc Bảo

Giảng viên bộ môn Nội - ĐHYD - TPHCM

Cố vấn chuyên môn Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

 

Nguyên nhân hàng đầu của “hợp đồng tác chiến kém“ là BS không dành đủ thời gian cho BN để giải thích cho BN cách thức điều trị, cách sử dụng bình xịt. Tình hình quá tải bệnh viện, quá tải phòng khám là nguyên nhân tiềm tàng làm tuân thủ điều trị kém. Tâm lý bệnh nhân thích đến nơi có đông người đến khám cũng góp phần làm trầm trọng hơn tình trạng quá tải bệnh viện, và tuân thủ điều trị kém.

Bệnh nhân không tin tưởng và hậu quả là không điều trị đúng mức có thể xuất phát từ những lo lắng, ưu tư không được giải tỏa:

  1. Không tin bản thân hoặc người thân bị hen:
    • “Nhà tôi đâu có dòng hen mà sao bác sỹ nói tôi bị hen ?”
  2. Không tin hen phải điều trị  liên tục.
    • “Hen lâu lâu mới có cơn thì làm sao mà phải trị cả năm ?”
  3. Tự ý giảm liều, ngưng thuốc khi thấy khỏe.
    • “Hết ho, khó thở rồi, chẳng việc gì cứ phải dùng thuốc mãi”
  4. Không tin rằng thuốc hít có hiệu quả:
    • “Sao bác sỹ không cho tôi thuốc viên uống ?”
  5. Không dùng thuốc lâu dài vì quá sợ tác dụng phụ
  • “Nghe nói dùng thuốc này mục xương”

Bệnh nhân không sử dụng bình xịt, hút đúng kỹ thuật cũng là một biểu hiện sinh động của việc kém hợp tác giữa BS – BN

  • Evohaler:
    • Không lắc bình xịt, không kết hợp tay bóp - miệng hít.
    • Không biết khi nào hết thuốc.
    • Nhầm lẫn giữa thuốc kiểm sóat và thuốc giảm triệu chứng.
    • Râu ông nọ gắn cằm bà kia
  • Turbuhaler:
    • Không để bình đứng thẳng khi vặn
    • Không hút vào đủ mạnh.
  • Accuhaler:
    • Không lên cò.
    • Hít bằng mũi !
    • Thổi ra thay vì hút vào

Để tăng cường tuân thủ điều trị, chỉ có cách tăng cường trao đổi giữa BS – BN. Để thực hiện giải pháp này, một phòng khám quá đông bệnh nhân không bao giờ là lựa chọn tốt cho cả BS và BN.

  1. BS dành nhiều thời gian hơn trao đổi với bệnh nhân, đặc biệt là các ca phức tạp đáp ứng kém điều trị.  
  2. Giải thích huấn luyện nhiều hơn.
  3. Kiểm tra thường xuyên kỹ thuật dùng thuốc.
  4. Chuẩn bị các tài liệu phát tay cho bệnh nhân.
  5. BS ghi nhớ: bệnh nhân có thể “Khẩu phục mà Tâm không phục

Bài viết gần đây

08-10-2021

Điều trị hen suyễn theo cá thể là hướng điều trị vẫn dựa trên các hướng dẫn chuẩn, tuy nhiên được điều chỉnh cho phù hợp với từng cá thể ( tình trạng bệnh, khả năng dùng thuốc..)

22-07-2021

Các dấu hiệu nhận biết hen suyễn ở trẻ em bao gồm: ho, khò khè, thở nhanh hay nông, tức ngực.  Các triệu chứng này có thể sẽ nặng hơn vào ban đêm gần sáng, lúc trời lạnh

25-03-2021

Bác sĩ có thể đánh giá tình trạng viêm đường hô hấp bằng cách đo khí Nitric Oxide trong hơi thở ra (FeNO),  giúp chẩn đoán và theo dõi chính xác tình trạng hen suyễn của bệnh nhân