Đau họng là tình trạng họng bị đau rát hoặc ngứa. Đau có thể tăng lên khi nuốt. Viêm họng do virus chiếm tới 80% các trường hợp viêm họng hoặc viêm họng do vi khuẩn

Đau họng

Đau họng

ThS.BS. Huỳnh Thị Chiêu Oanh

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Trưởng đơn vị hô hấp - Bệnh viện 115

 

1. Khái niệm

Đau họng là tình trạng họng bị đau rát hoặc ngứa. Đau có thể tăng lên khi nuốt.  Có nhiều nguyên nhân gây đau họng:

  • Virus (cảm cúm, bệnh bạch cầu đơn nhân…),
  • Vi khuẩn (Streptococcus)                                                                     Đau họng
  • Thuốc lá, ô nhiễm môi trường, dị ứng với lông thú, phấn hoa…
  • Viêm Amydal: có thể do vi khuẩn hoặc virus.
  • Mononucleosis:  nhiễm virus Epstein barr. Một trong những triệu chứng chính là đau họng có thể kéo dài 1-4 tuần, sưng  các hạch vùng cổ và nách, sốt cao

 

2. Triệu chứng chung

  • Viêm họng do virus chiếm tới 80% các trường hợp viêm họng. Các virus gây viêm họng chủ yếu là influenza virus, rhino virus và adeno virus. Viêm họng do virus thường nằm trong trường hợp bệnh nhân bị cảm, cúm. Các triệu chứng thường thấy của viêm họng do virus là đau họng, sổ mũi, nghẹt mũi, khàn giọng, đỏ hoặc chảy nước mắt… Ngoài ra người bệnh có thể bị sốt nhẹ.
  • Viêm họng do vi khuẩn: thường gặp nhất là liên cầu khuẩn tán huyết β nhóm A (Streptococcus):  cổ họng bị sưng đau, nuốt nước miếng rất khó khăn, amiđan bị đỏ và có đốm trắng, người bệnh thường sốt cao hoặc sưng đau hạch ở phía trước cổ. Ở trẻ nhỏ, có trường hợp còn bị đau bụng và nôn mửa. có thể dẫn đến viêm thận hay viêm khớp, tổn thương van tim

Viêm họng do vi khuẩn Streptococcus

  • Cận lâm sàng: Trong trường hợp nghi ngờ do strep, mononucleosis có thể làm phết họng, cấy, công thức máu

 

3. Biến chứng viêm họng

Khi bị đau họng người bệnh thường tự điều trị bằng việc tự mua thuốc kháng sinh dùng. Nếu chưa biết nguyên nhân gây viêm họng là do đâu thì việc dùng kháng sinh có thể làm bệnh dai dẳng, và nguy hiểm hơn có thể gây nên kháng thuốc ở một số chủng. Đặc biệt, khi bị viêm họng mà không điều trị đúng và triệt để, lâu ngày bệnh sẽ biến chứng rất nguy hiểm.

  • Các biến chứng tại chỗ:  gây áp-xe hoặc viêm tấy quanh họng, viêm tấy quanh amidan, ở trẻ nhỏ có thể gây áp-xe thành họng.
  • Viêm mũi, viêm xoang, viêm tai giữa. Ngoài ra viêm họng còn lan xuống thanh quản gây viêm thanh quản hoặc viêm cả thanh, khí, phế quản hoặc viêm phổi, suy hô hấp.
  •  Các biến chứng xa gây viêm cầu thận, viêm khớp, viêm màng ngoài tim...

 

4. Điều trị

  • Hầu hết các trường hợp đau họng là do virus nên không cần điều trị kháng sinh, bệnh có thể kéo dài hơn 4 tuần, tránh vận động nhiều và nặng, nghỉ ngơi . Chủ yếu điều trị triệu chứng
  • Nếu nhiễm vi khuẩn đặc biệt streptococcus: dùng kháng sinh. Việc dùng kháng sinh phải được chỉ định của bác sỹ, uống đúng và đủ liều tránh tái phát và đề kháng kháng sinh về sau
  • Nếu do dị ứng: tránh các yếu tố, các chất, thuốc có thể gây dị ứng
  • Giảm đau, hạ sốt:  có thể dùng acetaminophen, ibuprofen, tránh dùng aspirin
  • Khò nước muối ấm, vệ sinh răng miệng
  • Uống nhiều nước giúp để tránh khô họng do mất nước và bôi trơn cổ họng
  • Chỉ định cắt Amydal khi viêm mủ tái phát nhiều lần hay Amydal quá to ảnh hưởng đến hô hấp

 

5. Phòng ngừa

Vệ sinh tay, răng miệng thật kỹ, đặc biệt khi bị ho hay hắt hơi

Tránh thuốc lá, khói bụi

 

Đi khám bác sỹ khi:

Sốt > 38°C không giảm sau khi uống thuốc hạ sốt

Triệu chứng không cải thiện sau 1 tuần

 

Đi cấp cứu khi:

Đau họng dữ dội, không uống được nước

Khó thở, chảy nước miếng, nói ngắt quãng

 

 

 

Bài viết gần đây

17-08-2021

Viêm phổi cộng đồng  là tình trạng phổi bị tổn thương (viêm) cấp tính do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm,…) xảy ra ngoài bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc y tế.

12-04-2021

Ung thư phổi là bệnh liên quan đến sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào trong mô phổi tạo thành khối u ác tính ở phổi. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu

13-12-2017

Viêm tiểu phế quản thường gặp ở trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi, đặc biệt là ở trẻ từ 3 – 6 tháng tuổi do khoang mũi và cấu trúc đường thở nhỏ dễ bị tắc nghẽn hơn so với trẻ lớn và người lớn