Dấu hiệu suy hô hấp là mức oxy trong máu tụt giảm. Oxy máu giảm càng nhanh và càng nhiều thì càng nặng. Vậy ta theo dõi mức oxy để biết tình trạng viêm phổi đang diễn biến thế nào.

Cách theo dõi tại nhà cho bệnh nhân COVID-19

CÁCH THEO DÕI  TẠI NHÀ ĐỂ PHÁT HIỆN CHUYỂN BIẾN XẤU CHO BỆNH NHÂN HÔ HẤP TRONG BỐI CẢNH DỊCH COVID-19 

BS. NGUYỄN HỒNG ĐỨC

Cố vấn chuyên môn Trung Tâm Điều Trị Bệnh Hô Hấp Phổi Việt

 

(Lưu ý: Người đã có bệnh phổi mạn tính từ trước, thí dụ: bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, hen nặng không kiểm soát, di chứng lao phổi nặng, … đã có suy hô hấp mạn tính, tình trạng sẽ sớm nghiêm trọng hơn)

 

Có thể dùng cho bệnh nhân nghi ngờ hoặc đã xác định mắc COVID-19

Vi rút gây bệnh COVID-19 xâm nhập cơ thể qua đường hô hấp, tấn công trực tiếp và chủ yếu vào phổi gây viêm phổi. Nếu viêm phổi nhẹ, bệnh có thể không gây nguy hiểm. Nếu viêm phổi nặng, bệnh nhân sẽ bị suy hô hấp và có thể tử vong. Dấu hiệu suy hô hấp là mức oxy trong máu tụt giảm. Oxy máu giảm càng nhanh và càng nhiều thì càng nặng. Vậy ta theo dõi mức oxy để biết tình trạng viêm phổi đang diễn biến thế nào.

Mục tiêu: phát hiện dấu hiệu bệnh chuyển nặng, nhất là phát hiện sớm nguy cơ diễn biến xấu

Phương tiện: đo mức oxy trong máu bằng cách đo độ bão hòa oxy qua nhịp mạch (SpO2) với một máy đo SpO2 gọi là máy đo oxy theo nhịp mạch (pulse oximeter)

Bệnh nhân có nguy cơ gặp kết cục xấu (bệnh nặng) được nhận diện tốt nhất bằng cách đo mức oxy máu, đặc biệt là trường hợp thiếu oxy thầm lặng (silent hypoxia) và trường hợp diễn biến xấu nhanh.

 

 

I. PHƯƠNG PHÁP THEO DÕI TẠI NHÀ:

- Đo mức oxy lúc nghỉ, và quan trọng hơn:

- Đo mức oxy lúc hoạt động (exertion oximetry) : đo sau khi đi bộ 40 bước hoặc ngồi xuống-đứng lên trong một phút.

II. CHỈ ĐỊNH ĐO OXY LÚC HOẠT ĐỘNG:

Người có SpO2 ít nhất là 93%, đặc biệt ích lợi cho những bệnh nhân sau:

1. Có chẩn đoán là mắc COVID-19 dựa trên lâm sàng hoặc test dương tính

2. Bệnh nhân có triệu chứng và tuổi trên 65, hoặc dưới 65 nhưng về lâm sàng là người dễ bị tổn thương do COVID-19.

 

III. KẾT QUẢ:

1.Bệnh nhân cần đến bệnh viện ngay, nếu có một hoặc nhiều dấu hiệu sau đây:

- Không thể nói được hết câu ngắn vì hụt hơi

- Hơi thở bỗng xấu đi trong vòng một giờ

- Mức oxy xuống còn 92% hoặc thấp hơn. Kiểm tra lại ngay lần nữa, nếu đúng là vẫn dưới 92%

Hoặc nếu có các dấu hiệu khác của bệnh nặng:

- Ho khạc ra máu

- Thấy lạnh và ra mồ hôi, da tái và nổi bông

- Da nổi ban, không mất đi khi lấy ly thủy tinh đè lên

- Mệt, xỉu

- Kích động, lú lẫn hoặc li bì

- Không đi tiểu hoặc tiểu ít hơn nhiều so với thường lệ.

 

2. Nếu bệnh nhân có tình trạng sau, gọi ngay cho BS hoặc gọi cấp cứu:

- Bắt đầu thấy không khỏe, hoặc hụt hơi nhiều hơn

- Khó thở khi dậy đi toilet hoặc việc tương tự

- Nếu có máy đo oxy, thấy oxy xuống mức 94% hoặc 93% khi ngồi hoặc nằm, và vẫn ở mức này khi kiểm tra lại trong vòng 1 giờ

- Nếu cảm thấy mệt nhiều, chán ăn, tiểu ít đi, không thể làm vệ sinh cá nhân hoặc khi ăn.

- Nếu mức oxy của bệnh nhân thường là dưới 95%, nay bỗng tụt xuống thấp hơn mức thường ngày.

 

Tóm tắt:

- SpO2 trên 95%, nhịp tim dưới 90: theo dõi thận trọng

- SpO2 trong khoảng 93-94%, nhịp tim từ trên 90-130: nguy hiểm

- SpO2 từ 92% trở xuống, nhịp tim trên 130: có thể nguy kịch

 

PHỤ LỤC:

  1. MÁY ĐO OXY THEO NHỊP MẠCH (Pulse oximeter)

Máy giúp theo dõi nhịp tim của một người đập nhanh bao nhiêu và mức oxy trong máu của họ. Mức oxy này là cách đúng nhất để theo dõi diễn tiến của bệnh nhân khi bị COVID-19. Mức oxy lý tưởng trong máu là khoảng 95-99%. Nhịp tim lý tưởng là từ 59-90 nhịp mỗi phút.

Cách dùng máy đo oxy theo nhịp mạch

  • Tháo bỏ móng tay giả, tẩy sơn móng tay, và làm ấm bàn tay bệnh nhân nếu lạnh.
  • Bệnh nhân nghỉ ngơi ít nhất 5 phút trước khi đo.
  • Bênh nhân đặt bàn tay lên ngực ở chỗ trái tim và giữ yên.
  • Bật máy đo và gắn vào ngón tay bệnh nhân. Máy hoạt động tốt nhất ở ngón giữa hoặc ngón trỏ. Không dùng trên lỗ tai.
  • Con số cần thời gian để hiển thị. Để yên máy đo tại vị trí ít nhất một phút hoặc lâu hơn nếu con số chưa ổn định.
  • Ghi kết quả khi số hiển thị không đổi trong vòng 5 giây.
  • Chú ý phân biệt số hiển thị của nhịp tim và của mức oxy.

Ghi lại kết quả vào sổ tay.

Kết quả lần đo đầu tiên là trị số ban đầu. Sau đó đo và ghi lại mỗi ngày 3 lần, cùng thời điểm mỗi ngày, thí dụ lúc ăn sáng, ăn trưa, ăn tối. Đo thêm nếu cảm thấy sức khỏe thay đổi. Ghi lại mình cảm thấy trong người thế nào và hơi thở ra sao.

CÁCH ĐO MỨC OXY BẰNG MÁY ĐO ĐỘ BÃO HÒA OXY THEO NHỊP MẠCH

Móng tay sạch, không có sơn móng tay, không móng tay giả

 

Chắc rằng bàn tay ấm. Đặt bàn tay lên ngực khoảng 5 phút

 

 

Ấn nút mở máy

 


Gắn kẹp của máy vào ngón tay trỏ hay ngón giữa

Nhìn các con số hiện trên máy đo oxy. Khi các con số này ngừng thay đổi, ghi lại các con số vào sổ nhật ký

 

Thao tác ghi lại 1 lần đo

 

 

Theo dõi thân nhiệt

Nếu được (bằng cách đo thân nhiệt với cặp thủy hoặc máy đo điện tử). Chừng nào mức oxy và hơi thở còn bình thường, chưa cần gọi cấp cứu nếu có sốt hoặc các triệu chứng khác như ho, đau nhức cơ, mệt mỏi, thay đổi vị giác hoặc khứu giác. Đa phần sẽ tự hồi phục trong vòng 2-3 tuần. Nếu cần, liên lạc số tham vấn của phòng khám (Điện thoại  hoặc Zalo 0903903884)

  1. MẪU SỔ TAY GHI KẾT QUẢ THEO DÕI TẠI NHÀ:

Số ngày từ khi bắt đàu có triệu chứng

Ngày

Mạch

SpO2%

Thân nhiệt

Cảm giác: Khỏe hơn/Cũng thế/Tệ hơn

Hơi thở: Khỏe hơn/Cũng thế/Tệ hơn

Ngày

Giờ

 

 

 

 

 

 

Trị số ban đầu

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

3. TRƯỜNG HỢP NÀO VỀ LÂM SÀNG THUỘC NHÓM DỄ BỊ TỔN THƯƠNG DO COVID-19:

- Người có ghép tạng

- Người đang hóa trị, hoặc điều trị bằng kháng thể để chữa ung thư

- Người đang xạ trị ung thư phổi

- Người đang điều trị nhắm trúng đich ung thư có thể ảnh hưởng lên hệ miễn dịch (thuốc nhóm protein kinase inhibitors or PARP inhibitors)

- Người bị ung thư máu, ung thư tủy xương

- Người đã ghép tủy hoặc tế bào gốc trong 6 tháng trước, hoặc đang còn dùng thuốc ức chế miễn dịch

- Người có bệnh phổi nặng (bệnh xơ nang, bệnh hen nặng, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính nặng, giãn phế quản nặng)

- Người có tình trạng dễ bị nhiễm trùng (bệnh suy giảm miễn dịch nặng, bệnh thiếu máu hồng cầu hình liềm)

- Người đang uống thuốc làm cho dễ bị nhiễm trùng: corticoid liều cao, thuốc ức chế miễn dịch

- Người bệnh tim nặng

- Người đang mang thai

- Người có bệnh thận nặng hoặc đang chạy thận

- Người đã cắt lách

- Người bị hội chứng Down

(Nguồn: Biên dịch theo khuyến cáo của các Hội Hô Hấp Châu Âu)

 

 Tu van dieu tri Covid mien phi

 

 

 

Bài viết gần đây

17-08-2021

Viêm phổi cộng đồng  là tình trạng phổi bị tổn thương (viêm) cấp tính do nguyên nhân nhiễm trùng (vi khuẩn, virus, nấm,…) xảy ra ngoài bệnh viện hoặc cơ sở chăm sóc y tế.

01-08-2021

Vắc xin COVID-19 sẽ ngừa cho ta không bị  bệnh nặng và tử vong, ta chưa biết rõ chúng giữ cho ta không bị nhiễm và lan truyền vi rút qua cho người khác được đến mức nào

12-04-2021

Ung thư phổi là bệnh liên quan đến sự tăng sinh không kiểm soát của các tế bào trong mô phổi tạo thành khối u ác tính ở phổi. Ung thư phổi là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu