Vắc xin COVID-19 sẽ ngừa cho ta không bị  bệnh nặng và tử vong, ta chưa biết rõ chúng giữ cho ta không bị nhiễm và lan truyền vi rút qua cho người khác được đến mức nào

Đôi điều nên biết về tiêm ngừa COVID-19

ĐÔI ĐIỀU NÊN BIẾT VỀ TIÊM NGỪA COVID-19

BS. NGUYỄN HỒNG ĐỨC

Cố vấn chuyên môn Trung Tâm Điều Trị Bệnh Hô Hấp Phổi Việt

 

Vắc xin hoạt động bằng cách tập luyện và sửa soạn cho hệ miễn dịch của cơ thể nhận biết và chống lại các vi rút và vi khuẩn. Sau khi tiêm ngừa, nếu cơ thể tiếp xúc với các mầm bệnh này, cơ thể sẵn sàng ngay để tiêu diệt chúng, ngăn ngừa bệnh.
Có một số vắc xin an toàn và hiệu quả tránh cho người đã được bị bệnh nặng hoặc tử vong do COVID-19. Đây là một phần của chăm sóc COVID-19, cùng với ở cách nhau xa ít nhất 1 m, che miệng khi ho hoặc hắt hơi, rửa tay thường xuyên, đeo khẩu trang và tránh nơi kém thông khí hoặc mở cửa sổ.
Tới tháng 6/2021, Tổ chức Y tế Thế giới đã đánh giá các vắc xin chống COVID-19  sau đây đáp ứng tiêu chuẩn cần thiết về độ an toàn và công hiệu:
- AstraZeneca/Oxford vaccine
- Johnson and Johnson
- Moderna
- Pfizer/BionTech
- Sinopharm
- Sinovac
Tiêm bất kỳ vắc xin nào khả dụng với bạn trước, ngay cả khi bạn đã từng bị COVID-19. Điều quan trọng là được tiêm ngừa sớm nhất có thể khi đến lượt và đừng chờ. Các vắc xin COVID-19 đã được cấp phép đều cung cấp độ bảo vệ cao không bị bệnh nặng, dù không vắc xin nào có khả năng bảo vệ 100%.
 
AI CẦN TIÊM NGỪA 
Vắc xin COVID-19 an toàn cho hầu hết người từ 18 tuổi trở lên, kể cả người có tình trạng trước đó bất kỳ loại nào, kể cả các rối loạn về miễn dịch. Các tình trạng này gồm: huyết áp cao, tiểu đường, hen suyễn, bệnh phổi, bệnh gan, bệnh thận, cũng như các nhiễm trùng mạn tính ổn định và đã được kiểm soát.  
Báo cho nhân viên y tế nếu bạn:
- Có hệ miễn dịch suy yếu
- Đang có thai (nếu đang cho con bú, tiếp tục cho bú sau khi tiêm)
- Tiền sử có bệnh dị ứng nặng, nhất là với vắc xin (hoặc với bất kỳ thành phần nào của vắc xin)
- Đang suy kiệt nặng
Trẻ em và thiếu niên có khuynh hướng bị bệnh nhẹ hơn so với người lớn, nên trừ khi có nguy cơ cao bị COVID-19 nặng, ít khẩn cấp tiêm ngừa hơn so với người lớn, người có bệnh mạn tính và nhân viên y tế. 
Vắc xin Pfizer/BionTech phù hợp cho trẻ em từ 12 tuổi trở lên. Trẻ em từ 12-15 tuổi nếu có nguy cơ cao có thể tiêm vắc xin này cùng với các nhóm ưu tiên khác. 
 
SAU KHI TIÊM CẦN LÀM GÌ 
Ngồi lại nơi tiêm ít nhất 15 phút, để trường hợp có phản ứng bất thường, nhân viên y tế có thể hỗ trợ. 
Kiểm tra xem khi nào cần đến tiêm liều thứ hai. Hầu hết các vắc xin khả dụng là các vắc xin 2 liều. Liều thứ 2 giúp tăng cường đáp ứng miễn dịch và củng cố miễn nhiễm.
Hầu hết trường hợp, các tác dụng phụ nhẹ là bình thường. Các tác dụng phụ thông thường sau khi tiêm vắc xin, cho biết cơ thể đang xây dựng sự bảo vệ chống nhiễm COVID-19, gồm:
  • Đau cánh tay
  • Sốt nhẹ
  • Mệt
  • Nhức đầu
  • Nhức cơ hoặc khớp
Báo BS nếu chỗ tiêm sưng đỏ hoặc đau tăng lên sau 24 giờ, hoặc các tác dụng phụ không hết sau vài ngày.
Nếu có phản ứng dị ứng nặng tức thì sau khi tiêm liều đầu vắc xin COVID-19, không nên tiêm thêm liều nữa. Rất hiếm khi xảy ra các phản ứng nặng do vắc xin trực tiếp gây ra.
Không khuyến cáo uống thuốc giảm đau như paracetamol trước khi tiêm vắc xin COVID-19 để ngừa các tác dụng phụ. Lý do là người ta không biết các thuốc giảm đau ảnh hưởng thế nào đến hoạt động của vắc xin. Tuy nhiên vẫn có thể dùng paracetamol hoặc các thuốc giảm đau khác nếu có tác dụng phụ như đau, sốt, nhức đầu, đau cơ sau khi tiêm ngừa. 
Ngay cả sau khi đã tiêm ngừa, vẫn giữ các thận trọng
Trong khi vắc xin COVID-19 sẽ ngừa cho ta không bị  bệnh nặng và tử vong, ta chưa biết rõ chúng giữ cho ta không bị nhiễm và lan truyền vi rút qua cho người khác được đến mức nào. Nếu ta cho phép vi rút lan truyền càng nhiều, cơ hội vi rút thay đổi càng nhiều.  
Tiếp tục hành động để làm chậm và cuối cùng ngừng sự lan tràn của vi rút:
  • Giữa khoảng cách với người khác ít nhất 1 mét 
  • Đeo khẩu trang, nhất là nơi đông người, kín và thông khí kém.
  • Rửa tay thường xuyên 
  • Che miệng khi ho, hắt hơi 
  • Khi ở trong nhà với người khác, cần đảm bảo thông khí tốt, như mở cửa sổ 
Thực hiện tất cả điều đó bảo vệ tất cả chúng ta.
(Nguồn: Tổ chức Y Tế thế Giới)
 

Bài viết gần đây

01-08-2021

Dấu hiệu suy hô hấp là mức oxy trong máu tụt giảm. Oxy máu giảm càng nhanh và càng nhiều thì càng nặng. Vậy ta theo dõi mức oxy để biết tình trạng viêm phổi đang diễn biến thế nào.