COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc và nhiều kiểu hình lâm sàng khác nhau như bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh cơ xương, bệnh mắt, bệnh chuyển hóa,...

Các bệnh đồng mắc COPD

Các bệnh đồng mắc COPD

TS.BS. Lê Khắc Bảo

Giảng viên bộ môn Nội Đại Học Y Dươc TPHCM

Cố vấn chuyên môn Trung Tâm Điều Trị Bệnh Hô Hấp Phổi Việt

 

COPD là một bệnh có thể dự phòng và điều trị được,  với các ảnh hưởng bên ngoài phổi đáng kể có thể góp phần vào mức độ nặng của bệnh. Tổn thương đặc trưng ở phổi là tắc nghẽn luồng khí hồi phục không hoàn toàn. Tắc nghẽn luồng khí thường tiến triển dần và kết hợp với đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với khí và hạt độc hại.

Từ trong định nghĩa của bệnh, COPD đã bao gồm nhiều bệnh đồng mắc; về mặt thực tiễn (1) COPD kết hợp với tăng tần suất các biến cố y khoa; (2) COPD tăng tần suất nhập viện vì các bệnh đồng mắc; (3) COPD tăng tần suất tử vong vì các bệnh đồng mắc.

Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nội dung sau

I.  Gánh nặng của bệnh đồng mắc trong COPD:

II.  Phát hiện bệnh đồng mắc:

Bệnh tim mạch

Bệnh hô hấp

Bệnh tiêu hóa

Bệnh cơ xương

Bệnh mắt

Bệnh chuyển hóa

Bệnh huyết học

Bệnh tâm thần kinh

III.  Hướng xử trí bệnh đồng mắc

 

I.  Gánh nặng của bệnh đồng mắc trong COPD:

Định nghĩa COPD: “COPD là một bệnh có thể dự phòng và điều trị được,  với các ảnh hưởng bên ngoài phổi đáng kể có thể góp phần vào mức độ nặng của bệnh. Tổn thương đặc trưng ở phổi là tắc nghẽn luồng khí hồi phục không hoàn toàn. Tắc nghẽn luồng khí thường tiến triển dần và kết hợp với đáp ứng viêm bất thường của phổi đối với khí và hạt độc hại.”

  • COPD làm tăng nguy cơ xuất hiện các biến cố y khoa

 

Tỉ lệ nhập viện do COPD và bệnh đồng mắc

  • COPD làm tăng nguy cơ nhập viện vì bệnh đồng mắc
  • COPD tăng nguy cơ tử vong vì bệnh đồng mắc

 

Tỉ lệ tử vong do COPD và bệnh đồng mắc

Như vậy, về mặt lý luận: Từ trong định nghĩa của bệnh, COPD đã bao gồm nhiều bệnh đồng mắc; về mặt thực tiễn (1) COPD kết hợp với tăng tần suất các biến cố y khoa; (2) COPD tăng tần suất nhập viện vì các bệnh đồng mắc; (3) COPD tăng tần suất tử vong vì các bệnh đồng mắc.

Và lời khuyên đầu tiên là:

 

Mối liên hệ giữa COPD và bệnh đồng mắc

 

II.  Phát hiện bệnh đồng mắc:

  1. Bệnh tim mạch:

             Rối loạn nhịp tim

  • Lâm sàng:
    • Hồi hộp đánh trống ngực
    • Thỉnh thoảng bị ngất thoáng qua
    • Thấy tim đập không đều, lâu lâu lại ngưng đập
  • Cận lâm sàng:
    • ECG một thời điểm
    • ECG 24 giờ (Holter tim mạch 24 giờ)

            Thiếu máu cơ tim

  • Lâm sàng:
    • Cảm giác nặng, đè tức vùng trước ngực, lan lên cổ, cằm, xuống tay
    • Cơn đau ngắn < 15 phút, xuất hiện khi gắng sức, giảm khi nghỉ ngơi   
  • Cận lâm sàng:
    • ECG một thời điểm, ECG gắng sức
    • Chụp động mạch vành

            Nhồi máu cơ tim

  • Lâm sàng:
    • Triệu chứng tương tự như thiếu máu cơ tim nhưng
    • Thời gian đau kéo dài hơn (> 15 – 30 phút)
    • Cường độ đau nhiều hơn (Bệnh nhân thấy sợ hãi)
  • Cận lâm sàng:
    • Theo dõi diễn biến động học ECG
    • Theo dõi diễn biến động học Men tim

            Suy tim

  • Lâm sàng:
    • Khó thở khi gắng sức, kịch phát về đêm, khi nằm đầu thấp
    • Phù chân, tiểu ít, v.v.
  • Cận lâm sàng:
    • X quang lồng ngực
    • Siêu âm tim

            Đột quỵ

  • Lâm sàng:
    • Cơn thoáng thiếu máu não: mất tri giác yếu liệt thoáng qua, mất vận ngôn
    • Mất tri giác, yếu liệt, mất vận ngôn kéo dài
  • Cận lâm sàng:
    • Siêu âm hệ động mạch cảnh – cột sống thân nền
    • CT scan sọ não không và có cản quang
  1. Bệnh hô hấp:

             Viêm phổi

  • Lâm sàng:
    • Sốt cao lạnh run
    • Đau ngực kiểu màng phổi
    • Ho khạc đàm mủ
  • Cận lâm sàng:
    • X quang lồng ngực
    • Soi cấy đàm, cấy máu, công thức máu

              Thuyên tắc động mạch phổi

  • Lâm sàng:
    • Đau ngực, khó thở, ho ra máu xuất hiện đột ngột
    • Không đáp ứng với thuốc xịt dãn phế quản
    • Cơ địa dễ thuyên tắc: nằm lâu, viêm tắc tĩnh mạch chi dưới
  • Cận lâm sàng:
    • D-Dmer
    • CT scan động mạch phổi có cản quang

             Ung thư phế quản

  • Lâm sàng:
    • Triệu chứng thường mơ hồ: chán ăn, sụt cân
    • Ho ra máu dai dẳng
    • Đau nhức vùng ngực nào đó mãi không hết
  • Cận lâm sàng:
    • CT scan lồng ngực
    • Nội soi phế quản
  1. Bệnh tiêu hóa:

           Viêm loét dạ dày – tá tràng

  • Lâm sàng:
    • Ăn không tiêu
    • Đau bụng vùng thượng vị
  • Cận lâm sàng:
    • Nội soi dạ dày tá tràng

          Viêm thực quản trào ngược

  • Lâm sàng:
    • Đau rát bỏng sau xương ức
    • Ợ hơi, ợ chua
    • Trớ thức ăn
  • Cận lâm sàng:
    • Nội soi thực quản – dạ dày
    • Điều trị thử bằng thuốc ức chế tiết acid dạ dày

         Hội chứng đại tràng chức năng

  • Lâm sàng:
    • Đi cầu bón xen kẽ với tiêu chảy
    • Đầy bụng, ậm ạch, khó tiêu
    • Cảm giác đi tiêu chưa hết
  • Cận lâm sàng:
    • Soi phân tìm hồng cầu ẩn
    • Nội soi khung đại tràng
  1. Bệnh cơ xương:

         Loãng xương

  • Các yếu tố nguy cơ loãng xương trong COPD
  • Yếu tố gen di truyền
  • Hút thuốc lá ; Uống rượu
  • Ăn uống thiếu vitamin D
  • Điều trị bằng corticoid ngay cả qua đường hít ICS (!)
  • Giảm khối lượng và sức mạnh của cơ
  • BMI thấp
  • Lâm sàng: 
  • Đa số không có triệu chứng
  • Đau nhức vùng xương thắt lưng, vai: đau sâu
  • Gãy xương bệnh lý
  • Cận lâm sàng:
  • X quang xương khớp
  • Đo mật độ xương

        Teo cơ – Suy kiệt

  • Lâm sàng:
    • Gầy sút: BMI < 21 kg/m2
    • Teo cơ tay và chân
  • Cận lâm sàng:
    • Đo vòng cánh tay, độ dày lớp mỡ dưới da
    • Sinh thiết cơ
  1. Bệnh mắt:

       Đục thủy tinh thể

  • Đục thủy tinh thể:
    • Thường gặp trong COPD
    • Tăng trên người có bệnh đồng mắc là đái tháo đường
    • Tăng trên người có sử dụng corticoid kéo dài (ngay cả ICS)
  1. Bệnh chuyển hóa:

          Đái tháo đường

  • Lâm sàng:
    • Ăn nhiều, uống nhiều, tiểu nhiều, gầy nhiều
    • Nước tiểu có “kiến bò”
    • Nhiễm trùng khó lành
  • Cận lâm sàng:
    • Đường huyết lúc đói, sau ăn và bất kỳ lúc nào
    • Nồng độ Hemoglobin HbA1c

         Hội chứng chuyển hóa

  • Tồn tại 3/5 tiêu chí sau đây:
    • Béo bụng: vòng bụng nam > 102 cm; nữ > 88 cm
    • Tăng huyết áp ≥ 130/85 mmHg
    • Tăng Triglyceride máu ≥ 1,69 mmol/L
    • Giảm HDL: nam < 1 mmol/L; nữ < 1,3 mmol/L
    • Đường huyết đói  ≥ 6,1 mmol/L
  1. Bệnh huyết học:

           Thiếu máu mãn tính đằng sắc, đẳng bào

  • Thiếu máu xuất hiện trên 10-15% BN COPD nặng 
  • Kết quả từ nghiên cứu trên 2.524 BN COPD điều trị oxy dài hạn cho thấy dung tích hồng cầu thấp là yếu tố tiên lượng tử vong mạnh trong dân số này:
    • Tiên lượng mạnh hơn BMI.
    • Kết hợp với nhập viện nhiều hơn và lâu hơn.
  • Lâm sàng:
    • Da xanh, niêm mạc nhợt nhạt.
    • Chóng mặt khi thay đổi tư thế.
    • Lưỡi mất gai, móng tay sọc dễ gãy.
  • Cận lâm sàng:
    • Công thức máu
    • Định lượng sắt huyết thanh, Ferritin huyết thanh.
  1. Bệnh tâm thần kinh:

             Trầm cảm – lo âu

  • Trầm cảm:
    • Buồn bã ít nói, hay khóc.
    • Thu hẹp cảm xúc.
    • Ngủ không ngon, hay nhớ chuyện xưa.
  • Lo âu:
    • Hay lo lắng.
    • Ngủ không ngon, hay trằn trọc.
  • Các yếu tố liên quan đến xuất hiện trầm cảm, lo âu trong COPD.
    • Tàn phế về mặt thể chất
    • Điều trị oxy kéo dài
    • Chỉ số khối cơ thể thấp
    • Khó thở nặng
    • FEV1 <50% dự đoán
    • Chất lượng cuộc sống thấp.
    • Có bệnh đồng mắc
    • Sống cô đơn
    • Giới nữ
    • Hút thuốc lá
    • Địa vị kinh tế xã hội thấp

 

III.  Hướng xử trí bệnh đồng mắc:

  1. Các thay đổi trong xu hướng quản lý COPD hiện nay:
  • COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc à cần được quản lý toàn bộ
  • COPD có nhiều khác biệt (kiểu hình) khác nhau giữa các bệnh nhân à cần được quản lý theo kiểu hình phù hợp từng bệnh nhân
  • COPD nên được 1 BS điều trị sau khi tham khảo ý kiến các chuyên khoa khác
  1. Mô hình cá thể hóa điều trị COPD – Quản lý dựa trên kiểu hình:  
  • BN được đánh giá các bệnh đồng mắc khác ngoài tắc nghẽn đường thở
  • BN được lưu ý đánh giá chuyên biệt mức độ khó thở, khả năng gắng sức, chất lượng cuộc sống .v.v. thông qua đó quyết định điều trị dựa trên kiểu hình phù hợp từng người
  • BN được theo dõi hồ sơ kỹ lưỡng để có thể theo dõi lâu dài bởi 1 BS hay 1 nhóm BS đã biết rõ tình trạng bệnh của từng người.

IV.  Kết luận về bệnh đồng mắc COPD

  •  COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc và nhiều kiểu hình lâm sàng khác nhau
  • Khi mắc COPD phải nghĩ đến và tìm kiếm bệnh đồng mắc và ngược lại
  • Điều trị COPD dựa trên cơ sở đánh giá toàn diện, xác định kiểu hình, lưu giữ hồ sơ kỹ lưỡng là xu hướng mới trong điều trị COPD hiện nay


 

 

Bài viết gần đây

14-10-2021

Bệnh nhân bị COPD kèm với di chứng do lao cần phải được theo dõi và điều trị hiệu quả để giảm nguy cơ đợt cấp COPD cũng như giảm nguy cơ tái phát lao phổi và viêm phổi.

17-07-2017

Một số người COPD không thể thực hiện những hoạt động hàng ngày mà không khó thở và phải dừng lại thường xuyên để hít thở  và người bệnh COPD cảm thấy căng thẳng

17-07-2017

Thang điểm Borg dùng để đánh giá mức độ khó thở khi tập phục hồi chức năng hô hấp với các bài tập và cường độ khác nhau. Khi luyện tập, điểm Borg của bạn không nên vượt quá 4