COPD được đánh giá dựa theo các yếu tố: mức độ khó thở, ảnh hưởng của COPD lên cuộc sống,số đợt cấp phải nhập viện, chức năng hô hấp tính bằng FEV1,bệnh đồng mắc

Phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Phân độ bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

ThS.BS Trần Thị Thúy Tường

Giảng viên bộ môn nội Đại Học Y Dược TPHCM

Bác sĩ  trung tâm điều trị bệnh hô hấp  Phổi Việt

 

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính(COPD-Chronic Obtructive Pulmonary Disease) được phân loại theo bốn mức độ (A,B,C,D) là một trong bốn nguyên nhân hàng đầu dẫn đến tử vong trên toàn thế giới. Hút thuốc lá được coi là một nguyên nhân chính gây ra bệnh này. Việt Nam là một trong các nước đứng đầu thế giới về hút thuốc lá, với hơn 47% nam và 1,5% nữ. Vì vậy viêc ngăn ngừa và điều trị bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính vẫn còn là thách thức lớn đối với việc chăm sóc sức khỏe cộng đồng tại nước ta. Việc phân loại giai đoạn đúng giúp điều trị và tiên lượng nguy cơ tử vong cho bệnh nhân.

 

I.   Phân loại COPD

Theo tổ chức GOLD 2014, COPD được đánh giá dựa theo các yếu tố sau đây: (1) mức độ khó thở bởi thang điểm mMRC và ảnh hưởng của COPD lên cuộc sống bằng thang điểm CAT, (2) số đợt cấp phải nhập viện trong năm, (3)chức năng hô hấp tính bằng FEV1, (4) số bệnh đồng mắc.

Từ các yếu tố trên bệnh nhân được phân làm 4 giai đoạn A,B,C,D.

1.    Đánh giá triệu chứng

Triệu chứng của bệnh nhân được đánh giá bằng 2 thang điểm mMRC(modified Medical Research Council) và thang điểm CAT (COPD Assessment Test)

Bảng 1 Thang điểm mMRC

Bảng điểm đánh giá khó thở MRC

Điểm

Khó thở khi gắng sức mạnh

0

Khó thở khi đi vội trên đường bằng hay đi lên dốc nhẹ

1

Đi bộ chậm hơn người cùng tuổi vì khó thở hoặc phải dừng lại để thở khi đi     cùng tốc độ của người cùng tuổi trên đường bằng.

2

Phải dừng lại để thở khi đi bộ khoảng 100m hay vài phút trên đường bằng

3

Khó thở nhiều đến nỗi không thể ra khỏi nhà, khi thay quần áo

4

 

Thang điểm  CAT gồm 8 câu hỏi, cho bệnh nhân tự đánh giá mức độ từ nhẹ tới nặng, mỗi câu đánh giá có 6 mức độ, từ 0-5, tổng điểm từ 0->40 (như hình bên dưới)

 

Hình 1 Thang điểm CAT

Bảng CAT tự đánh giá mức độ khó thở cho bênh nhân COPD

Click vào đây để bệnh nhân tự đánh giá online 

 

2.    Đánh giá dựa vào hô hấp kí

 Phân độ COPD dựa vào đo chức năng hô hấp được thể hiển ở bảng bảng 2.2. Tuy nhiên, người ta thấy rằng, ít có mối liên quan giữa mức độ nặng của  FEV1 và triệu chứng cũng như chất lượng cuộc sống của bệnh nhân COPD. Chính vì lý do đó, bắt buộc chúng ta phải sử dụng các thang điểm đánh giá triệu chứng để phân độ bệnh.

Bảng 2

Phân giai đoạn nặng của COPD theo Hô hấp ký

Giai đoạn 

Đặc điểm (FEV1/FVC < 70%)

GOLD I:       Nhẹ

FEV1 > 80% giá trị dự đoán

GOLD II:     Trung bình

50%

GOLD III:    Nặng

30%

GOLD IV:    Rất nặng

FEV1 < 30% giá trị dự đoán

 

3.   Đánh giá đợt cấp

Đợt cấp COPD được định nghĩa khi các triệu chứng về hô hấp của bệnh nhân trở nên tệ hơn và vượt ra khỏi ngưỡng thay đổi hằng ngày dẫn đến bệnh nhân phải thay đổi thuốc. Bệnh nhân sẽ có tiên lượng xấu và nguy cơ tử vong cao nếu có hơn 2 đợt cấp hoặc 1 đơt cấp phải phải nhập viện trong năm.

Tóm lại dựa vào các yếu tố trên COPD được phân làm 4 nhóm sau:

Nhóm A: Nguy cơ thấp, triệu chứng ít, đặc trưng với GOLD 1 hoặc GOLD 2 (giới hạn đường thở nhẹ hoặc trung bình), và /hoặc có 0-1 đợt cấp trong một năm, không có đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT < 10 hoặc mMRC từ 0-1.

Nhóm B: Nguy cơ thấp, triệu chứng nhiều, đặc trưng với GOLD 1 hoặc GOLD 2 (giới hạn đường thở nhẹ hoặc trung bình), và /hoặc có 0-1 đợt cấp trong một năm, không có đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT ≥ 10 hoặc mMRC ≥ 2.

Nhóm C: Nguy cơ cao, triệu chứng ít, đặc trưng với GOLD 2 hoặc GOLD 3 (giới hạn đường thở nặng hoặc rất nặng), và /hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong một năm, có ≥ 1 đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT < 10 hoặc mMRC từ 0-1.

Nhóm D: Nguy cơ cao, triệu chứng nhiều, đặc trưng với GOLD 2 hoặc GOLD 3 (giới hạn đường thở nặng hoặc rất nặng), và /hoặc có ≥ 2 đợt cấp trong một năm, có ≥ 1 đợt cấp phải nhập viện, và thang điểm CAT ≥ 10 hoặc mMRC ≥ 2.

II.  Kết luận

Việc phân độ COPD có ý nghĩa quan trọng trong điều trị cũng như tiên lượng nguy cơ tử vong của bệnh nhân. Triệu chứng hô hấp của bệnh không tương xứng hoàn toàn với xét nghiệm đo chức năng hô hấp, nên cần phải đánh giá toàn diện bằng các thang điểm về khó thở và chất lượng cuộc sống của bệnh nhân.

 

Bài viết gần đây

14-10-2021

Bệnh nhân bị COPD kèm với di chứng do lao cần phải được theo dõi và điều trị hiệu quả để giảm nguy cơ đợt cấp COPD cũng như giảm nguy cơ tái phát lao phổi và viêm phổi.

17-07-2017

COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc và nhiều kiểu hình lâm sàng khác nhau như bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh cơ xương, bệnh mắt, bệnh chuyển hóa,...

17-07-2017

Một số người COPD không thể thực hiện những hoạt động hàng ngày mà không khó thở và phải dừng lại thường xuyên để hít thở  và người bệnh COPD cảm thấy căng thẳng