Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ ngay khi đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Người bệnh có thể rơi vào giấc ngủ vào bất kỳ thời điểm nào: đang họp, đang lái xe..
Buồn ngủ ngày quá mức
Chẩn đoán và điều trị buồn ngủ ngày quá mức
ThS.BS. Đặng Thị Mai Khuê
Bác sĩ khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy
Bác sĩ trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
Buồn ngủ ngày quá mức hay chứng ngủ nhiều ( nghiện ngủ) khiến cho người bệnh cảm thấy khó khăn khi thức dậy vào buổi sáng hay phải tỉnh táo vào ban ngày. Người bệnh lúc nào cũng có cảm giác buồn ngủ ngay khi đã ngủ đủ giấc vào ban đêm. Người bệnh có thể rơi vào giấc ngủ vào bất kỳ thời điểm nào: đang ngồi học, đang họp, đang lái xe và có khi ngay tại bàn ăn. Điều phiền phức hơn là người bệnh cảm thấy thiếu tỉnh táo, kém minh mẫn, khó tập trung, giảm trí nhớ và đôi khi gây trầm cảm..
Phân loại
- Ngủ nhiều nguyên phát vô căn: thường gặp ở độ tuổi 15-25. Trẻ có thể ngủ nhiều, khó đánh thức dậy vào buổi sáng, rất dễ ngủ vào ban ngày. Trẻ có thể nghịch ngợm hiếu động, không tập trung khi đi học, học hành kém hơn trẻ khác.
-
Ngủ nhiều thứ phát :
- Chấn thương não, tai biến mạch máu não, u não…:
- Hội chứng ngưng thở khi ngủ: Bệnh nhân có nhiều cơn ngưng thở ngắn , lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ do đường thở giảm trương lực và bị xẹp khi ngủ. Bệnh nhân thường ngáy to khi ngủ, tiểu đêm nhiều lần, buồn ngủ ngày, giảm trí nhớ, giảm tập trung và có thể thay đổi tínhkhí.
- Chứng ngủ lịm: Thường gặp ở trẻ em. Trẻ có thể có cơn ngủ lịm, té ngã do ngủ khi hưng phấn, cười giỡn, buồn ngủ ban ngày, ngủ nhiều.
- Hội chứng chân không yên: Bệnh nhân có những cử động chân theo chu kỳ vào ban đêm, thường là những rung giật cơ hay co cơ theo chu kỳ vào ban đêm gây ra những vi thức giấc khiến giấc ngủ bị gián đoạn khó đi vào giấc ngủ sâu. Bệnh nhân thường có cảm giác khó chịu khi ngồi yên, đặt biệt là buổi tối trước khi đi ngủ, khiến phải cử động chân , hay đi lại đôi khi gây ra mất ngủ.
Phân biệt:
- Thiếu ngủ
- Dùng thuốc : chống trầm cảm, kháng dị ứng…
- Mất ngủ
- Chứng mệt mỏi mạn tính
Làm thế nào để chẩn đoán chứng “nghiện ngủ”?
Khi nghi ngờ mình có chứng nghiện ngủ, bệnh nhân nên đến gặp bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn thêm. Một nhật ký giấc ngủ sẽ được bác sĩ yêu cầu bệnh nhân phải thực hiện 7-14 ngày.
Đa ký giấc ngủ thực hiện trong đêm để đánh giá cấu trúc giấc ngủ, chất lượng và thời gian ngủ. Đa ký giấc ngủ bao gồm các điện cực não, điện cực hô hấp và điện cơ được gắn lên người bệnh nhân bằng keo dính, có thể gỡ bỏ dễ dàng bằng nước. Các tín hiệu được ghi nhận và lưu lại bằng máy vi tính để có thể phân tích toàn bộ đêm ngủ của bệnh nhân.
Nghiệm pháp đánh giá thời gian tiềm thời giấc ngủ sẽ được bác sĩ chuyên khoa yêu cầu thực hiện. Tương tự như đa ký giấc ngủ, các điện cực não sẽ được gắn vào bệnh nhân bằng keo dính, tuy nhiên nghiệm pháp này được thực hiện vào ban ngày, bao gồm 5 lần đo, mỗi lần 20 phút và cách nhau mỗi 2 giờ. Mỗi lần đo, bác sĩ yêu cầu bệnh nhân thư giãn, cố gắng ngủ, thời gian thực hiện 20 phút. Sau 5 lần đo, bác sĩ sẽ tính thời gian tiềm thới giấc ngủ ( tức thời gian từ lúc bắt đầu đo đến khi bệnh nhân ngủ) trung bình. Nếu thời gian này thấp hơn 6 phút, bệnh nhân có buồn ngủ ngày quá mức nặng; từ 6-10 phút là buồn ngủ ngày trung bình và nếu thời gian này trên 10 phút là bình thường.
Nghiệm pháp đánh giá thời gian tiềm thời giấc ngủ |
Các xét nghiệm khác có thể yêu cầu để chẩn đoán nguyên nhân như : MRI não hay CT não…
Điều trị chứng ngủ nhiều:
Tùy theo từng bệnh lý bác sĩ chuyên khoa có thể sử dụng các biện pháp điều trị sau:
- Thuốc: Modafinil, Ritaline LP, Dextroamphetamine…
- Máy áp lực dương liên tục (CPAP, BiPAP…) : máy sẽ cung cấp một áp lực hơi, tạo thành 1 nẹp hơi liên tục trong đêm giúp đường thở không xẹp khi ngủ, điều trị ngưng thở khi ngủ
- Điều chỉnh thời gian ngủ hợp lý.
Bài viết gần đây
Bệnh nhân đang điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP nên có thể tự đọc và hiểu các thông số trong báo cáo của thiết bị CPAP để theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh tốt hơn
Người được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ thường là có vấn đề bệnh liên quan tới giấc ngủ. Sau khi thực hiện đo giấc ngủ, ai cũng muốn hiểu rõ về giấc ngủ của mình
Để xác định chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ hoặc thực hiện đo đa ký hô hấp ngay tại nhà bạn