Bệnh nhân thường miêu tả bởi cảm giác khó chịu ở chân rất khó diễn tả, xuất hiện vào buổi tối và khi nghỉ ngơi. Chỉ cảm giác dễ chịu khi cử động 2 chi dưới hay đi bộ

Hội chứng chân không yên

Hội chứng cử động theo chu kỳ và hội chứng chân không yên

ThS.BS. Đặng Thị Mai Khuê

BS Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

BS khoa hô hấp bệnh viện Chợ Rẫy

 

Từ thế kỷ thứ 18, các bác sĩ đã mô tả triệu chứng khó chịu 2 chân gần giống như triệu chứng của hội chứng chân không yên ngày nay. Năm 1753, Bossier de Sauvages đã phân loại 1 chứng bệnh gọi là chứng “ chân lo âu”, thường gặp trên giới nữ hay nam giới bị bệnh thống phong (gout) hay viêm đa khớp dạng thấp, cảm giác khó giữ chân yên ngay cả trong một phút, bứt rứt ở chân thường gặp vào buổi tối. Năm 1898, Gilles de la Tourette, đã mô tả bệnh nhân với chứng bệnh mất ngủ. Bệnh nhân thường thức dậy vào nửa đêm về sang. Bệnh nhân đi ngủ vào 10 giờ đêm và bắt đầu gánh chịu tình trạng mất ngủ tồi tệ. Nếu như cơn đau đầu bắt đầu giảm, bệnh nhân có cảm giác khó chịu khó diễn tả xuất hiện ở chân này, sau đó qua chân khác. Đó là cảm giác không hẳn là đau mà là nóng rát châm chích. Cảm giác thường xuất hiện từ lúc thức đến lúc ngủ. Từ năm 1943 đến 1945, Bác sĩ Karl Ekbom đã mô tả các bệnh nhân tại khoa nội thần kinh bệnh viện Serafirmer phải chịu đựng một bệnh kết hợp vừa đau vừa liệt 2 chi dưới “kỳ dị” chưa từng được nghe nói trước đây.

Hội chứng chân không yên có tỷ lệ mắc không nhỏ 8,5% và hằng năm có thêm 1,9% bệnh mới mắc. Bệnh nhân thường miêu tả bởi cảm giác khó chịu ở chân rất khó diễn tả, xuất hiện vào buổi tối và khi nghỉ ngơi. Chỉ cảm giác dễ chịu khi cử động 2 chi dưới hay đi bộ. Rất thường kèm với mất ngủ 43% hay buồn ngủ ngày 30%. Và 80% có kèm theo cử động chân theo chu kỳ.

Hội chứng chân không yên

Nguyên nhân có thể nguyên phát  nghĩa là vô căn, tự nhiên bị bệnh và có tính gia đình, trong nhà có nhiều người cùng mắc hay   thứ phát do thiếu sắt hay bệnh lý nội khoa. Các bệnh mãn tính thường gặp như :bệnh Parkinson, suy thận mạn, đái tháo đường hay bệnh đa dây thần kinh ngoại biên. Có thể do thuốc như :thuốc chống nôn, chống loạn thần, chống trầm cảm, kháng histamine. Nhiều phụ nữ mang thai cũng mô tả triệu chứng này nhất là vào tam cá nguyệt thứ 3 , khoảng 1 tháng sau sanh thì triệu chứng biến mất. Uống rượu và rối loạn giấc ngủ có thể khởi phát triệu chứng này.

 Bệnh có thể gặp ở cả 2 giới tuy nhiên có vẻ như nữ giới gặp nhiều hơn một chút. Có thể gặp ở bất kỳ tuổi nào tuy nhiên bệnh có vẻ trầm trọng hơn ở độ tuổi trung niên hay già.

Bệnh điều trị khá dễ dàng tuy nhiên vấn đề là thường bỏ sót chẩn đoán hay không nhận thấy đây là bất thường để đi khám

Để chẩn đoán hội chứng cử động chân theo chu kỳ, bác sĩ sẽ thực hiện đo đa ký giấc ngủ vào ban đêm với tiêu chuẩn chẩn đoán theo AASM ( hội giấc ngủ Hoa Kỳ), bao gồm một loạt 4 cử động chân liên tiếp và chỉ số cử động chân >15 lần/ giờ.

Những biểu hiện hoạt động trong giấc ngủ nghịch thường hay giấc ngủ cử động mắt nhanh như hoạt động tay chân trong lúc ngủ, ngã xuống giường…có thể là biểu hiện sớm của bệnh Parkinson tuy nhiên hội chứng cử động chân theo chu kỳ không phải là một biểu hiện của bệnh này.

Chính những khó chịu này khiến nhiều bệnh nhân phải chịu đựng tình trạng mất ngủ nhiều tháng nhiều năm, sử dụng nhiều loại thuốc ngủ khác nhau gây cảm giác bệnh đã kháng thuốc. Điều trị mất ngủ là một trong những điều trị khó vì bệnh nhân thường lệ thuộc thuốc ngủ, khó có thể bỏ được thuốc. Với các phương tiện chẩn đoán hiện nay, việc tìm được nguyên nhân gây mất ngủ và điều trị được căn nguyên bệnh  giúp điều trị bệnh mất ngủ tránh được tình trạng lệ thuộc thuốc.

 

Bài viết gần đây

17-08-2021

Bệnh nhân đang điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP nên có thể tự đọc và hiểu các thông số trong báo cáo của thiết bị CPAP để theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh tốt hơn

16-04-2021

Người được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ thường là có vấn đề bệnh liên quan tới giấc ngủ.  Sau khi thực hiện đo giấc ngủ, ai cũng muốn hiểu rõ về giấc ngủ của mình

26-03-2021

Để xác định chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ hoặc thực hiện đo đa ký hô hấp ngay tại nhà bạn