Nhiễm phế cầu là đe dọa thường trực đối với sức khỏe người lớn tuổi và người có nguy cơ cao. Tiêm ngừa phế cầu được chứng minh là có hiệu quả làm giảm nhẹ mối đe dọa này.

Tiêm ngừa phế cầu

Tiêm ngừa phế cầu

TS.BS. Lê Khắc Bảo

Giảng viên Bộ Môn Nội Đại Học Y Dược

Phó khoa hô hấp Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định

Cố vấn chuyên môn trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

Nhiễm phế cầu là một đe dọa thường trực đối với sức khỏe người lớn tuổi và người có nguy cơ cao. Tiêm ngừa phế cầu đã được chứng minh là có hiệu quả làm giảm nhẹ mối đe dọa này. Nhóm đối tượng chính được khuyên tiêm ngừa phế cầu là người > 65 tuổi  hoặc người có nguy cơ cao: bệnh nhân mắc bệnh mạn tính, suy giảm miễn dịch tự nhiên hay mắc phải. Trẻ < 2 tuổi chống chỉ định tiêm ngừa phế cầu

 

Nội dung chi tiết

 

1.  Phế cầu là gì

2.  Phế cầu hiện diện ở đâu

3.  Phế cầu gây bệnh gì

4.  Tại sao nên tiêm ngừa phế cầu?

5. Tiêm ngừa phế cầu chỉ định cho ai

6. Tiêm ngừa phế cầu dùng vaccin nào

7. Tiêm ngừa phế cầu như thế nào

8.Tiêm ngừa phế cầu có tác dụng phụ không

 

 

 

1.  Phế cầu là gì

Phế cầu là một loại vi khuẩn (khác với virus) có tên khoa học là Streptococcus pneumoniae.  Có dạng hình cầu, đường kính  0,5 – 1,25 mm, xếp thành hình cặp đôi – nên còn gọi là song cầu, bắt màu gram dương khi soi dưới kính hiển vi.

Hình ảnh vi khuẩn phế cầu

  

 Phế cầu có ít nhất 90 type huyết thanh khác nhau:

–        Phế cầu có type huyết thanh khác nhau sẽ có vỏ vi khuẩn có các thành phần hoá học khác nhau. 

–        Phế cầu có type huyết thanh khác nhau sẽ kích thích cơ thể tiết ra các kháng thể khác nhau.

 

Tuy nhiên không phải type huyết thanh nào cũng gây bệnh ở con người. Trong số 90 type huyết thanh, 8 -10 type huyết thanh gây ra 2/3 trường hợp nhiễm phế cầu nặng ở người lớn

 

2.   Phế cầu hiện diện ở đâu?

Phế cầu thường trú ở vùng mũi họng trên người khỏe mạnh

(60% trẻ lớn và 30% người lớn)

 

3.   Phế cầu gây bệnh gì?

  • Viêm màng não do phế cầu
  • Viêm phổi do phế cầu

4.   Tại sao nên tiêm ngừa phế cầu?

              Bệnh nhân mãn tính rất dễ nhiễm phế cầu

TỈ lệ người bệnh phổi mạn tính mắc viêm phổi do phế cầu

Tỉ lệ viêm phổi do phế cầu ở BN COPD

    

Nhiễm phế cầu là yếu tố nguyên nhân thúc đẩy đợt cấp:

–        Nhiễm khuẩn hô hấp là yếu tố thúc đẩy hen và COPD vào cơn cấp trong 70 – 75% trường hợp.

–        60% trường hợp nhiễm khuẩn hô hấp là do Phế cầu, H.influenza, Moxarella cataralis.

Cùng với hút thuốc lá, ô nhiễm môi trường, nhiễm khuẩn hô hấp tái đi tái lại cũng là một yếu tố nguy cơ dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD)

Biến chứng hô hấp do phế cầu gây nên

            Bệnh nhân mạn tính khi nhiễm phế cầu dễ tử vong

•          Bệnh nhân thuộc nhóm nguy cơ cao, khi nhiễm phế cầu, tỷ lệ tử vong có thể lên đến 50%.

•          Nhóm nguy cơ được định nghĩa là:

–        Người có cơ địa suy giảm miễn dịch:

•          Đang được điều trị corticosteroid toàn thân kéo dài.

•          Đã cắt lách hoặc mất chức năng lách.

•          Nhiễm HIV, Ung thư máu, ung thư hạch.

•          Suy thận mạn tính, hội chứng thận hư.

–        Người có sức chịu đựng kém;

•          Người già > 65 tuổi.

•          Người mắc bệnh mạn tính.

 

              Nhiễm phế cầu là nguyên nhân gây tử vong quan trọng khi nhiễm cúm

             Trong đại dịch cúm H1N1 năm 2009 tại Hoa Kỳ có một số trường hợp tử vong do cúm được  phát hiện có nhiễm phế cầu.

 

              Tiêm ngừa phế cầu có hiệu quả để giảm tỷ lệ nhiễm phế cầu

•          Hiệu quả trên bệnh nhân COPD và Hen suyễn:

–        Ngăn chặn hiệu quả 65% trường hợp nhiễm trùng phổi trên bệnh nhân COPD hoặc hen suyễn (USA, 1978 – 1992).

–        Ngăn chặn hiệu quả 76% trường hợp viêm phổi mắc phải trong cộng đồng trên bệnh nhân COPD < 65 tuổi (Tây Ban Nha, 1999 – 2004)

•          Hiệu quả trên các đối tượng khác:

–        Ngăn chặn hiệu quả 85 – 90% chủng phế cầu

–         ngăn chặn hiệu quả 90% các chủng phế cầu kháng kháng sinh.

 

5.  Tiêm ngừa phế cầu chỉ định cho ai?

•          Lớn tuổi > 65 tuổi.

•          Có bệnh mạn tính: tim mạch, hô hấp, đái tháo đường, bệnh gan mạn tính, nghiệm rượu, dò dịch não tủy.

•          Lách bị cắt hoặc mất chức năng của lách: thiếu máu hồng cầu hình liềm, cắt lách.

•          Suy giảm miễn dịch: Nhiễm HIV, Ung thư máu, Ung thư hạch, Đa u tủy.

•          Suy thận mạn tính, hội chứng thận hư, ghép tủy hoặc ghép cơ quan, sử dụng thuốc ức chế miễn dịch bao gồm cả corticoid dài ngày.

Chú ý : Vaccin phế cầu không khuyến cáo sử dụng cho trẻ < 2 tuổi

 

6.  Tiêm ngừa phế cầu dùng vaccin nào?

•          Vaccin phế cầu PNEUMO 23:

-        Chứa thành phần polysaccharide tinh khiết của vỏ vi khuẩn phế cầu thuộc 23 type huyết thanh khác nhau.:

-        Các type huyết thanh: 1, 2, 3, 4, 5, 6B, 7F, 8, 9N, 9V, 10A, 11A, 12F, 14, 15B, 17F, 18C, 19A, 19F, 20, 22F, 23F, 33F

-        Các type huyết thanh này bao phủ được 85 – 90% các type huyết thanh hay gây bệnh do phế cầu.

-        Các type huyết thanh này cũng bao phủ được cả các type phế cầu kháng kháng sinh.

•          Một liều vaccin 0,5 ml có chứa 25 mg polyssachride tinh khiết của vỏ vi khuẩn phế cầu. 

 

7.  Tiêm ngừa phế cầu như thế nào?

•          Vaccin phế cầu PNEUMO 23:

-        Một liều 0,5 ml không  pha loãng.

-        Đường dùng: tiêm bắp hoặc tiêm dưới da.

•          Thời gian tiêm:

-        Đối với người lớn: nhắc lại một mũi ít nhất mỗi 5 năm.

-        Đối với trẻ em từ 2 – 10 tuổi: nhắc lại mỗi 3 – 5 năm. 

 

8.  Tiêm ngừa phế cầu có tác dụng phụ không?

•          Thường gặp (tần suất 30 – 50%):

-        Đỏ sưng đau tại chỗ tiêm ngừa.

•          Thỉnh thoảng gặp ( tần suất 2%)

-        Sốt < 38,9oC

•          Hiếm gặp:

-        Nhức đầu,  sốt cao > 38,9oC.

-        Khó chịu , mỏi mệt.

-        Viêm hạch, dị ứng, nổi mề đay.

-        Đau khớp , đau cơ.

 

Bài viết gần đây

14-10-2021

Bệnh nhân bị COPD kèm với di chứng do lao cần phải được theo dõi và điều trị hiệu quả để giảm nguy cơ đợt cấp COPD cũng như giảm nguy cơ tái phát lao phổi và viêm phổi.

17-07-2017

COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc và nhiều kiểu hình lâm sàng khác nhau như bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh cơ xương, bệnh mắt, bệnh chuyển hóa,...

17-07-2017

Một số người COPD không thể thực hiện những hoạt động hàng ngày mà không khó thở và phải dừng lại thường xuyên để hít thở  và người bệnh COPD cảm thấy căng thẳng