COPD là tình trạng tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn của đường thở gây ra bởi thuốc lá hay các chất độc hại.Có những người không hút thuốc vẫn có được chẩn đoán là COPD?
Không hút thuốc lá sao cũng bị COPD
Không hút thuốc lá sao vẫn bị COPD?
ThS.BS. Nguyễn Hữu Hoàng
Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
COPD (bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính) là tình trạng tắc nghẽn không hồi phục hoàn toàn của đường thở gây ra bởi thuốc lá hay các chất độc hại. Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính bao gồm viêm phế quản mạn tính và khí phế thủng (ứ khí phế nang).
Biểu hiện của bệnh COPD gồm: Ho khạc đàm mạn tính, khó thở tăng dần theo thời gian, khó thở khi gắng sức.
Như chúng ta đã biết nguyên nhân thuốc lá gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính đã được nói rất nhiều qua các tài liệu và sách báo nhưng có những người không hút thuốc vẫn có được chẩn đoán là COPD.
Một số lý do khác gây ra bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính ngoài thuốc lá:
- Bệnh lý di truyền thiếu hụt bẩm sinh men α1 antitrypsine, phát bệnh sớm, diễn tiến nhanh và nặng.
- Sự phát triển phổi liên quan với quá trình xảy ra trong giai đoạn mang thai, cân nặng lúc sinh và sự tiếp xúc với môi trường trong thời kỳ thiếu niên
- Bụi và hóa chất nghề nghiệp: các hạt bụi nhỏ, hơi nước, chất kích thích, khói… tiếp xúc thường xuyên và liên tục theo thời gian sẽ gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
-
Ô nhiễm môi trường:
- Ô nhiễm không khí ngoài trời thì chưa có bằng chứng rõ ràng
- Ô nhiễm trong nhà thì đã có những bằng chứng cho thấy việc nấu ăn trong các căn nhà kín, không có thông gió với các chất đốt như rơm rạ, than đá, củi khô… gây bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính.
- Ở những nước thường dùng nhang thơm (hương thơm) để thờ cúng, đặc biệt trong các nhà chùa, cũng là yếu tố gây bệnh COPD.
- Nhiễm khuẩn hô hấp thời kỳ niên thiếu cũng có thể gây bệnh COPD. Những trường hợp lao phổi cũng có thể gây COPD.
- Một số trường hợp khác bị hen suyễn không điều trị phù hợp gây ra tình trạng đề kháng thuốc là tắc nghẽn đường thở không hồi phục.
Bài viết gần đây
Bệnh nhân bị COPD kèm với di chứng do lao cần phải được theo dõi và điều trị hiệu quả để giảm nguy cơ đợt cấp COPD cũng như giảm nguy cơ tái phát lao phổi và viêm phổi.
COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc và nhiều kiểu hình lâm sàng khác nhau như bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh cơ xương, bệnh mắt, bệnh chuyển hóa,...
Một số người COPD không thể thực hiện những hoạt động hàng ngày mà không khó thở và phải dừng lại thường xuyên để hít thở và người bệnh COPD cảm thấy căng thẳng