CPAP là chữ viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure – Máy áp lực dương liên tục. Đây là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống thở

“CPAP” là gì? Ai cần điều trị bằng CPAP?

“CPAP” LÀ GÌ? AI CẦN ĐIỀU TRỊ BẰNG CPAP?

ThS.BS. Đặng Thị Mai Khuê

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Khoa Hô Hấp - Bệnh Viện Chợ Rẫy

 

 

“CPAP” là gì?

CPAP là chữ viết tắt của Continuous Positive Airway Pressure – Máy áp lực dương liên tục. Đây là một dạng máy giúp thở không xâm lấn, nghĩa là người dùng không phải đặt ống thở - nội khí quản khi sử dụng. Máy sẽ cung cấp một áp lực dương liên tục, tạo một nẹp khí giúp đường thở không bị xẹp và hỗ trợ lực thở (trợ lực) cho bệnh nhân. Máy giúp bệnh nhân thoải mái hơn so với máy thở xâm lấn. 

 Máy CPAP thường được bác sĩ chỉ định cho:

  • Những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ mức độ nặng.
  • Ngoài ra, bác sĩ cũng chỉ định trong những trường hợp trẻ em có hệ hô hấp không hoàn thiện như hội chứng suy hô hấp hay thiểu sản phế quản phổi.

Tổng quát về máy CPAP

Máy CPAP gồm 3 phần chính:

  1. Mặt nạ (bao gồm nhiều loại để lựa chọn: dạng mũi miệng, dạng mũi, dạng canule…).
  2. Ống dẫn khí: nối mặt nạ với máy chính
  3. Máy chính: mô – tơ cung cấp một áp lực dương liên tục vào ống dẫn khí

Một số máy CPAP có thể có thêm bộ phận làm ẩm, giúp người sử dụng dễ chịu hơn, dễ dung nạp máy CPAP hơn. Máy CPAP nhỏ, nhẹ và chạy êm. Tiếng động do máy CPAP tạo ra rất nhỏ và theo chu kỳ.

Máy CPAP là một điều trị được xem là hiệu quả nhất đối với bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ. Hội chứng ngưng thở khi ngủ gây ra những cơn ngưng thở ngắn, lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Hậu quả là giảm oxy mô, trong đó có mô não, tim và các cơ quan quan trọng khác.

Áp lực cung cấp cấp bởi máy CPAP giúp đường thở không bị xẹp trong khi ngủ ở những bệnh nhân có hội chứng ngưng thở khi ngủ.

Hiện tại, với sự phát triển của khoa học kỹ thuật, đã có nhiều dạng máy cung cấp áp lực dương với tính năng đa dạng phù hợp với các loại bệnh lý ngưng thở khi ngủ khác nhau, ví dụ như:

  • Hội chứng ngưng thở khi ngủ do tắc nghẽn: CPAP, APAP: Auto-Positive Airway Pressure: máy áp lực dương tự điều chỉnh.
  • Hội chứng ngưng thở trung ương: ASV: Adaptive Servo Ventilation: Máy trợ thở kiểu trung ương.

Bệnh nhân cần được khám và tư vấn bởi bác sỹ chuyên khoa để có chỉ định phù hợp nhất.

 

 

Bài viết gần đây

17-08-2021

Bệnh nhân đang điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP nên có thể tự đọc và hiểu các thông số trong báo cáo của thiết bị CPAP để theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh tốt hơn

16-04-2021

Người được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ thường là có vấn đề bệnh liên quan tới giấc ngủ.  Sau khi thực hiện đo giấc ngủ, ai cũng muốn hiểu rõ về giấc ngủ của mình

26-03-2021

Để xác định chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ hoặc thực hiện đo đa ký hô hấp ngay tại nhà bạn