Hiện nay, bệnh ung thư ngày càng gia tăng, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của không chỉ ung thư đường hô hấp mà còn của hầu hết các loại ung thư khác
Nghiện thuốc lá và sức khỏe
Nghiện thuốc lá và sức khỏe
BS.CKI. Hoàng Thị Hương
Khoa hô hấp BV Nhân Dân Gia Định
Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
Hiện nay, bệnh ung thư ngày càng gia tăng, trong đó hút thuốc lá là nguyên nhân hàng đầu của không chỉ ung thư đường hô hấp mà còn của hầu hết các loại ung thư khác như ung thư gan, dạ dày...
Đa số những người hút thuốc lá đều biết thuốc lá có hại cho sức khỏe và 1 vài lần muốn bỏ hoặc thử bỏ thuốc nhưng không bỏ được. Tại sao bỏ thuốc lá lại khó khăn như vậy? Về mặt y học, nghiện thuốc lá không chỉ là 1 thói quen mà là một bệnh gây ra do nicotine có trong thuốc lá, nó gây ra một cảm giác thôi thúc mạnh mẽ buộc người nghiện phải hút thuốc vì khi hút thuốc người nghiện có được cảm giác sảng khoái, thư giãn,tăng khả năng hoạt động trí óc...và tránh được những cảm giác khó chịu vì thiếu thuốc.
Vậy như thế nào được gọi là nghiện thuốc lá?
Theo APA ( hiệp hội tâm thần Mỹ) người hút thuốc có ít nhất 3 trong 7 tiêu chuẩn dưới đây kéo dài trong ít nhất 12 tháng là người nghiện thuốc lá (tiêu chuẩn DSM IV 1994):
1. Số điếu thuốc hút mỗi ngày càng ngày càng tăng.
2. Khi thiếu thuốc hoặc cai thuốc cảm thấy bứt rứt, khó chịu, buồn bực, cáu gắt, khó tập chung...và các khó chịu này mất đi khi hút thuốc trở lại.
3. Hút lâu và nhiều hơn so với dự kiến: ví dụ chỉ định hút trong thời gian công việc hoặc đời sống đang có nhiều căng thẳng, định khi giải quyết xong căng thẳng sẽ không hút nữa nhưng giải quyết xong rồi vẫn tiếp tục hút, hay chỉ định hút ở ngoài đường thôi không hút ở nhà trước mặt con cái nhưng về nhà có lúc thèm quá vẫn hút....
4. Muốn và từng thử cai thuốc lá nhiều lần nhưng chưa thành công.
5. Dành nhiều thời gian cho việc tìm kiếm và hút thuốc lá: do ở Việt Nam có thể mua và hút thuốc là ở bất cứ đâu, nên tiêu chí này ít được thấy rõ, nhưng một biểu hiện của tiêu chí này là người nghiện lúc nào cũng mang theo thuốc lá bên mình.
6. Giảm hoặc từ bỏ các hoạt động xã hội khác vì hút thuốc lá. Do người Việt Nam hút thuốc lá ở mọi lúc, mọi nơi nên tiêu chí này cũng không biểu hiện rõ, nó biểu hiện khi hút thuốc ở những nơi bị cấm hút thuốc như bệnh viện, công sở, sân bay...
7. Vẫn tiếp tục hút dù biết thuốc lá có hại hoặc đã bị những tác hại do thuốc lá gây ra như bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, đau thắt ngực, đàn ông yếu sinh lý, phụ nữ bị sẩy thai hay sinh non, hay trong nhà có người thân bị hen, khò khè khi ngửi thấy mùi thuốc lá...
Cũng như tất cả các bênh khác, nghiên thuốc lá cần được chẩn đoán và điều trị thích hợp. Tin vui cho những người muốn cai thuốc lá là tại Việt Nam hiện nay có rất nhiều biện pháp và nhiều loại thuốc giúp cai thuốc lá dễ dàng hơn và thành công cao hơn.
Bài viết gần đây
Trong tình hình bệnh dịch Covid-19 đang diễn ra phức tạp và có nhiều diễn biến khó đoán trước, câu hỏi đặt ra là có mối liên quan nào giữa hút thuốc lá và Covid-19 hay không?
Để hỗ trợ quyết tâm cai thuốc lá, y khoa có những thứ thuốc để giúp ta tránh được những khó chịu tạm thời của việc cai thuốc và giúp hủy diệt trung tâm lệ thuộc nicotine trong não .
Thuốc lá là một trong những vấn đề nhức nhối của mỗi gia đình và xã hội. Người hút thuốc lá luôn biện ra đủ lý do cho việc hút thuốc lá. Đó là 1 thói quen xấu