Tỉ lệ mắc hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người Việt Nam ngày càng cao nhưng mức độ nhận biết của người dân cũng như nhân viên y tế  đối với hội chứng này còn thấp

Hội chứng ngưng thở khi ngủ

Hội chứng ngưng thở lúc ngủ

ThS.BS. Nguyễn Hữu Hoàng

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

Bác sĩ khoa hô hấp Bệnh Viện Nhân Dân Gia Định

 

Tỉ lệ mắc hội chứng ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ ở người Việt Nam ngày càng cao nhưng mức độ nhận biết của người dân cũng như nhân viên y tế đối với hội chứng này còn thấp do còn khá mới mẻ với Việt Nam. Dưới đây là những kiến thức cũng như chia sẻ kinh nghiệm tầm soát chẩn đoán và điều trị hội chứng này của các bác sĩ Trung Tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt trong suốt nhiều năm vừa qua. Chúng ta sẽ lần lượt tìm hiểu các nội dung sau:

  1. Thế nào là ngưng thở khi ngủ
  2. Nguyên nhân của bệnh ngưng thở, giảm thở khi ngủ
  3. Biểu hiện bệnh
    1. Triệu chứng ban đêm
    2. Triệu chứng ban ngày
    3. Triệu chứng lúc khám
    4. Hậu quả của bệnh
  4. Chẩn đoán
    1. Bảng câu hỏi tầm soát ngưng thở khi ngủ
    2. Xét nghiệm
    3. Đa ký hô hấp được chỉ định khi nào
    4. Đa ký giấc ngủ được chỉ định khi nào
    5. Kết quả tại Phổi Việt
  5. Điều trị
    1. Điều trị nguyên nhân
    2. Điều trị triệu chứng
  6. Phòng ngừa bệnh bằng cách nào

I.  THẾ NÀO LÀ NGƯNG THỞ KHI NGỦ:

Hình ảnh sau cho thấy lưu lượng ở mũi và gắng sức hô hấp trong các trường hợp giảm thở và ngưng thở.

 

Hình ảnh sóng giấc ngủ

            Hình ảnh ghi nhận lại các trường hợp ngưng thở, giảm thở trên máy đo thực tế

 

II.  NGUYÊN NHÂN CỦA BỆNH NGƯNG THỞ, GIẢM THỞ KHI NGỦ:

  1. Yếu tố cấu tạo cơ thể:
    • Béo phì,
    • Amiđan quá phát,
    • Vòm hầu thấp,
    • Cổ ngắn và to,
    • Lưỡi dày và dài,
    • Cằm lẹm…
  2. Yếu tố thần kinh:
    • Liệt vòm hầu
    • Mất trương lực thần kinh cơ vùng hầu họng

cấu tạo cơ thể gây hội chứng ngưng thở khi ngủ

III.  BIỂU HIỆN CỦA HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ:

  • Triệu chứng ban đêm:
    • Thức giấc ban đêm nhiều, giấc ngủ gián đoạn, tiểu đêm
    • Ngáy to, kéo dài, đứt đoạn
    • Thở hổn hển, thở phì phò
    • Ngưng thở
    • Rối loạn tình dục…

 

  • Triệu chứng ban ngày
    • Không sảng khoái khi thức dậy vào buổi sáng
    • Đau đầu khi mới thức giấc
    • Buồn ngủ ban ngày: khi đọc báo, xem tivi, lái xe…
    • Mất chú ý, mất tập trung, giảm trí nhớ,
    • Giảm ham muốn, giảm tiếp xúc xã hội, dễ kích thích, đau ngực, tim nhanh, buồn bã, lo âu…

 

  • Béo phì
  • Cổ to, vòng cổ > 40Cm
  • Vùng mũi hầu phì đại
  • Amidan quá phát
  • Cằm nhỏ, cằm đưa ra sau
  • Tăng huyết áp, nhịp tim nhanh…

Hậu quả của bệnh:

  • Buồn ngủ ngày quá mức dẫn đến tai nạn xe cộ, bệnh nhân SA có % tai nạn giao thông tăng 3-7 lần
  • Nguy cơ tim mạch :
    • Tăng HA do giảm O2 máu.
    • Tăng nguy cơ thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim...
    • Tăng nguy cơ tử vong ở bệnh nhân tim mạch.
    • Tăng nguy cơ tai biến mạch máu não
  • Nguy cơ tử vong do ngưng thở kéo dài.
  • Giảm chất lượng cuộc sống, giảm sức khoẻ, giảm hiệu quả công việc, học tập, giảm ham muốn…
  • Gây rối loạn trầm cảm lo âu

 

IV.  CHẨN ĐOÁN HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ:

  1. Bảng câu hỏi tầm soát ngưng thở khi ngủ

         a.   Bảng câu hỏi STOP:

  • Snore - Bạn có ngáy khi ngủ?
  • Tired - Bạn có mệt mỏi hay buồn ngủ vào ban ngày?
  • Observed - Người nhà có thấy bạn thở gián đoạn khi ngủ?
  • High Blood Pressure - Bạn có bị cao huyết áp?
  • Nếu có từ 2 triệuchứng trở lên thì có nguy cơ bị ngưng thở lúc ngủ và nên đi tầm soát ngưng thở lúc ngủ.

b.  Thang điểm EPWORTH:

0 = không ngủ gật bao giờ

1 = hiếm khi buồn ngủ

2 = đôi khi buồn ngủ

3 = rất dễ bị buồn ngủ

1. Đang đọc sách báo

0

1

2

3

2. Đang xem tivi

0

1

2

3

3. Đang ngồi yên ở một nơi công cộng ( trong rạp hát, trong buổi họp)

0

1

2

3

4. Đang ngồi trong xe hơi/ xe đò chạy liên tục không nghỉ trong vòng 1 giờ đồng hồ

0

1

2

3

5. Đang nằm nghỉ trưa

0

1

2

3

6. Đang ngồi nói chuyện với ai đó

0

1

2

3

7. Đang ngồi nghỉ ngơi sau khi dùng bữa không có rượu bia

0

1

2

3

8. Đang ngồi trong xe hơi/xe đò trong khi xe đang dừng vài phút ở chỗ kẹt xe

0

1

2

3

 

  1. Xét nghiệm:
  • Đa ký hô hấp: Xác định các sự kiện về hô hấp lúc ngủ: Ngưng thở, giảm thở, giảm oxy máu, ngáy, nhịp tim nhanh
  • Đa ký giấc ngủ: Xác định được các sự kiện về hô hấp nhiều hơn đa ký hô hấp, các sự kiện về sóng não để xác định thời gian thức ngủ, cử động chân, rối loạn tim mạch, tư thế nằm ngủ nào gây ra ngưng thở nhiều, giai đoạn nào bị ngưng thở nhiều…

 

 

Đo đa ký giấc ngủ tại Phổi Việt

 

  1. Đa ký hô hấp được chỉ định khi nào?
  • Có điểm STOP ≥ 2
  • Có điểm EPWORTH ≥ 8
  • Triệu chứng ban đêm rõ: Ngáy, ngưng thở, thức giấc…
  • Triệu chứng ban ngày rõ: buồn ngủ ngày, mệt mỏi…
  • Vòng cổ > 40cm
  • Tình trạng dư cân nhiều
  • Khám họng: Vùng hầu họng chật chội, vòm hầu thấp…
  • Không thấy rối loạn trầm cảm lo âu trên thang điểm HAD
  1. Đa ký giấc ngủ được chỉ định khi nào?

  • KẾT QUẢ TẠI TRUNG TÂM PHỔI VIỆT:
  • Triệu chứng đến khám:
    • Chủ yếu là ngáy và ngưng thở ban đêm
    •  giấc ban đêm nhiều
    • Mệt mỏi vào ngày hôm sau
    • Buồn ngủ quá mức
  • Kết quả đo được tại trung tâm:

    Đa ký hô hấp

    Đa ký giấc ngủ

    • 54% có AHI > 30 lần/1h: Nặng
    • 25% có AHI từ 15 à 30 lần/1h: TB
    • 19%  có AHI từ 5 à 15 lần/1h: Nhẹ
    • 2% có AHI <5 lần/1h: Bình thường
    • 55% có AHI > 30 lần/1h: Nặng
    • 25% có AHI từ 15 à 30 lần/1h:  TB
    • 9% có AHI từ 5 à 15 lần/1h: Nhẹ
    • 1% có AHI <5 lần/1h: Bình thường
  • Giải quyết ngáy
  • Giải quyết ngưng thở
  • Giải quyết vấn đề thiếu Oxy
  • Ngủ thẳng giấc
  • Không còn mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày hôm sau.

V.  ĐIỀU TRỊ HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ:

1.  Điều trị nguyên nhân:

  1. Béo phì: Giảm cân (Dinh dưỡng hợp lý + Thể dục)
  2. Amidan quá phát: Cắt Amidan
  3. Vòm hầu thấp đơn thuần: Phẫu thật khoét vòm hầu
  4. Lưỡi dày và dài: Chỉnh hình lưỡi
  5. Bệnh thần kinh cơ: điệu trị nội thần kinh + điều trị giấc ngủ

2.  Điều trị triệu chứng:

  1. Nằm nghiêng
  2. Tránh rượu bia,
  3. Tránh dùng thuốc an thần, thuốc ngủ khi chưa được chỉ định
  4. Thở máy CPAP - Đeo dụng cụ hàm giả - Khoét vòm hầu
  • Máy CPAP là biện pháp điều trị hiệu quả nhất cho các trường hợp ngưng thở lúc ngủ
  • Giải quyết ngáy
  • Giải quyết ngưng thở
  • Giải quyết vấn đề thiếu Oxy
  • Ngủ thẳng giấc
  • Không còn mệt mỏi và buồn ngủ vào ngày hôm sau.

VI.  PHÒNG NGỪA HỘI CHỨNG NGƯNG THỞ KHI NGỦ BẰNG CÁCH NÀO?

  1. Chế độ dinh dưỡng hợp lý và vận động hợp lý để tránh béo phì.
  2. Thể dục hàng ngày và thường xuyên để giảm bớt lượng mỡ thừa và tăng trương lực cơ đặc biệt là ở người già.
  3. Không dùng rượu bia nhiều.
  4. Không dùng các chất gây nghiện và thuốc an thần khi không có sự hướng dẫn của BS.
  5. Phát hiện và điều trị sớm các bệnh như: nhược cơ, liệt cơ, to đầu chi, tăng huyết áp, tiểu đường…
  6. Tầm soát và khám bệnh sớm khi có các triệu chứng như: Ngáy, thức giấc ban đêm, thở gián đoạn khi ngủ, tiểu đêm, mệt vào hôm sau, đau đầu buổi sáng, buồn ngủ ngày nhiều, giảm trí nhớ…

 

Bài viết gần đây

17-08-2021

Bệnh nhân đang điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP nên có thể tự đọc và hiểu các thông số trong báo cáo của thiết bị CPAP để theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh tốt hơn

16-04-2021

Người được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ thường là có vấn đề bệnh liên quan tới giấc ngủ.  Sau khi thực hiện đo giấc ngủ, ai cũng muốn hiểu rõ về giấc ngủ của mình

26-03-2021

Để xác định chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ hoặc thực hiện đo đa ký hô hấp ngay tại nhà bạn