Có hai dạng ngưng thở: ngưng thở dạng tắc nghẽn và ngưng thở trung ương. Ngưng thở khi ngủ thường do tắc nghẽn thường gặp hơn ngưng thở trung ương.
Phân biệt ngưng thở tắc nghẽn và ngưng thở trung ương
Phân biệt ngưng thở khi ngủ dạng tắc nghẽn và ngưng thở trung ương khi ngủ
ThS.BS Đặng Thị Mai Khuê
BS khoa hô hấp Bệnh Viện Chợ Rẫy
BS trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
Ngưng thở khi ngủ là gì
Ngưng thở khi ngủ là một rối loạn hô hấp gặp trong giấc ngủ rất thường gặp ở người lớn. Tỷ lệ hiện mắc là 4% ở nam giới và 2% ở nữ giới, tỷ lệ này không có sự khác biệt nhiều ở các chủng tộc khác nhau. Ngưng thở khi ngủ là tình trạng ngưng hô hấp (ngưng thở) từng cơn kéo dài trên 10 giây kèm theo giảm oxy trong máu lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ. Tình trạng giảm oxy máu lặp đi lặp lại nhiều lần trong khi ngủ sẽ ảnh hưởng đến tất cả các cơ quan trong cơ thể đặc biệt các cơ quan quan trọng như não (thần kinh), tim.
Khi ngưng thở xảy ra, trung ương thần kinh (não bộ) sẽ gây ra những thức giấc rất ngắn có thể chỉ có vài giây mà bản thân bệnh nhân không nhận biết được. Hậu quả là bệnh nhân ngủ nhưng không hiệu quả : ngủ nhiều nhưng chỉ ngủ nông, không đạt được giấc ngủ sâu do thức giấc nhiều lần, gây buồn ngủ ngày.
Người bình thường trong khi ngủ hô hấp liên tục và không gián đoạn. Bệnh nhân có ngưng thở khi ngủ, nghĩa là có những giai đoạn bệnh nhân không thở (ngưng thở), sau đó bệnh nhân thức dậy với một tiếng ngáy lớn, thở lại và trôi vào giấc ngủ mà không hề nhận biết mình có ngưng thở.
Có hai dạng ngưng thở: ngưng thở dạng tắc nghẽn và ngưng thở trung ương. Trong ngưng thở tắc nghẽn, mô mềm vùng hầu họng đè vào đường thở trong khi ngủ làm tắc nghẽn. Lúc này không khí không thể đi qua chỗ tắc nghẽn ở hầu họng để vào phổi, khiến phổi không thể trao đổi oxy.
Trong ngưng thở trung ương, nguyên nhân là trung ương thần kinh ( não bộ) vì lý do nào đó ngưng không truyền tín hiệu thần kinh đến cơ hô hấp và không tạo ra nhịp thở. Lúc này bệnh nhân ngưng thở do cơ hô hấp không hoạt động, bệnh nhân không hít thở.
Ngưng thở khi ngủ thường do tắc nghẽn thường gặp hơn ngưng thở trung ương. Đặc biệt là nam giới trung niên, uống rượu, thừa cân và ngáy to.
Phân biệt CPAP và BiPAP
Khác biệt giữa thông khí hỗ trợ áp lực dương liên tục ( Continuous Positive Airway Pressure CPAP) và thông khí áp lực dương liên tục ( Bilevel Positive Airway Pressure BIPAP)
Thông khí là từ chỉ việc đưa không khí vào phổi.
Khi bạn được chẩn đoán có hội chứng ngưng thở khi ngủ, bạn sẽ được giới thiệu ít nhất 2 lựa chọn điều trị : CPAP và BiPAP. Bạn có lẽ sẽ tự hỏi sự khác biệt giữa 2 lựa chọn điều trị này và liệu rằng đây có phải là điều trị suốt đời không?
Điều trị tiêu chuẩn của hội chứng ngưng thở khi ngủ là CPAP. CPAP thông qua mặt nạ (mũi/miệng), cung cấp một luồng hơi vào đường hô hấp. Chính luồng hơi này sẽ tạo thành một cái nẹp bằng khí giúp đường thở luôn mở trong khi ngủ.
Tương tự như CPAP, tuy nhiên BIPAP có 2 mức độ thông khí, nghĩa là áp lực khí thì hít vào và thì thở ra là khác nhau. Khi thở ra bạn sẽ có áp lực thấp hơn.
Cũng giống như tăng huyết áp, tiểu đường hay bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính…, điều trị hội chứng ngưng thờ khi ngủ là điều trị suốt đời.
Tại sao cần phải xác định áp lực điều trị CPAP /BIPAP sau khi đã được chẩn đoán bằng đa ký giấc ngủ?
Thông thường sau khi đã được chẩn đoán có hội chứng ngưng thở khi ngủ và cần điều trị bằng CPAP, bạn sẽ trải qua thêm một đêm tại phòng giấc ngủ ( của bệnh viện hay phòng khám) để thử máy CPAP. Đêm này kỹ thuật viên sẽ xác định áp lực điều trị CPAP cho bệnh nhân. Bạn sẽ trải qua 1 đêm tương tự như đêm đo đa ký giấc ngủ tuy nhiên đêm này bạn sẽ được gắn CPAP thông qua 1 mặt nạ ( mũi/ miệng).
Kỹ thuật viên sẽ xác định thời gian từ lúc lên giường cho đến khi bạn đi vào giấc ngủ,, để sau đó có thể cài đặt thời gian tăng áp lực cho CPAP của bạn. Giúp bạn không bị phiền hà ( hơi bơm quá nhiều) khi bạn còn thức.
Sau đêm này bạn có được áp lực điều trị. Kỹ thuật viên sẽ cài đặt áp lực này cho CPAP của bạn.
Hiện nay có một số máy CPAP (Ví dụ: Autoset) tại nhà có thể giúp xác định áp lực hiệu quả, giúp bệnh nhân đỡ phiền hà khi đến bệnh viện. Tuy nhiên nhược điểm của việc này là không xác định được thới gian đi vào giấc ngủ do đó bạn có thể khó ngủ do áp lực tăng quá nhanh hay vẫn còn ngưng thở do áp lực tăng quá chậm. Tốt nhất bạn nên nghe tư vấn từ bác sĩ chuyên khoa giấc ngủ để có thể có lời khuyên chính xác cho trường hợp của mình.
Bài viết gần đây
Bệnh nhân đang điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP nên có thể tự đọc và hiểu các thông số trong báo cáo của thiết bị CPAP để theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh tốt hơn
Người được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ thường là có vấn đề bệnh liên quan tới giấc ngủ. Sau khi thực hiện đo giấc ngủ, ai cũng muốn hiểu rõ về giấc ngủ của mình
Để xác định chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ hoặc thực hiện đo đa ký hô hấp ngay tại nhà bạn