Phản ứng da với Tuberculin là một phản ứng cần thiết để chẩn đoán nhiễm lao. Khi tiêm Tuberculin này vào trong da sẽ có hiện tượng dị ứng chậm nếu người này bị nhiễm lao
Phản ứng lao tố TST
Thử phản ứng lao tố TST
(Tuberculin Skin Test)
BS.CKI. Quách Minh Phong
Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt
Bác sĩ chuyên khoa hô hấp bệnh viện An Bình
I. Đại cương Tuberculin (TST)
Phản ứng da với Tuberculin là một phản ứng cần thiết để chẩn đoán nhiễm lao. Mặc dù ý nghĩa của phản ứng lao tố thay đổi tùy theo khả năng của người đọc, nhưng phản ứng này vẫn còn là một yếu tố tin cậy và có giá trị trong chẩn đoán. Nó được dùng để chẩn đoán nhiễm lao . Phản ứng lao tố phân biệt 2 nhóm người
- Nhóm người đã nhiễm lao mà AFB/đàm (-) và hình ảnh X Quang bình thường
- Nhóm người có tiếp xúc với vi trùng lao mà không nhiễm bệnh
Khi bị nhiễm lao sẽ đưa đến nhạy cảm với kháng nguyên của vi trùng lao. Khi tiêm chất này vào trong da sẽ có hiện tượng dị ứng chậm nếu người này bị nhiễm lao. Hiện tượng dị ứng này là phản ứng tại chỗ tiêm phản ứng đỏ, cứng, hay bóng nước sau khi tiêm 48 – 72 giờ. Đó là phản ứng dương tính . Phần lớn người bị nhiễm lao có phản ứng lao tố (+).
II.Chỉ định tiêm phản ứng da với (TST)
Những dấu hiệu bất thường trên Xquang phổi và / hoặc có những triệu chứng gợi ý đến bệnh lao như ho ra máu , sụt cân …
1. Có tiếp xúc với người bị lao hoặc người nghi ngờ bị lao
2.Có những dấu hiệu X-Quang phổi bất thường tương xứng với bệnh lao
3.Đang mắc một số bệnh lý như : Cắt dạ dày, đái tháo đường, đang điều trị thuốc ức chế miễn dịch. Bệnh mạn tính phải dùng thuốc nhóm Dexamethason lâu ngày…
4. Người nhiễm HIV
5.Nhóm nguy cơ cao như dân nhập cư từ vùng có tỉ lệ nhiễm lao cao, nhà tù, trại tập trung, nhà trẻ, viện mồ côi, viện tâm thần…
6.Yêu cầu của các cơ quan , khám sức khỏe đi du học, làm hồ sơ định cư
III. Những tình huống của phản ứng TST
Đọc kết quả sau tiêm 48 – 72 giờ
- Phản ứng lao tố da (TST) > 5 mm: dương tính
- Phản ứng lao tố da (TST) âm tính không loại trừ chẩn đoán lao
- Hiện tượng Booster: PPD lần 2 sau 1-3 tuần PPD lần 1 âm tính
Phân độ TST theo CDC 2010
1. Vùng cứng xuất hiện tại chỗ tiêm lớn hơn hoặc bằng 5mm cho thấy dương tính trong
+HIV
+Người mới bị lao
+Người có hình ảnh xơ hóa phổi trên X-quang phù hợp với tổn thương lao cũ
+BN được ghép tạng
+Người bị ức chế miễn dịch do một vài nguyên do (e.g., sử dụng một lượng prednisone >15 mg/ngày trong 1 tháng hay lâu hơn, sử dụng TNF-a antagonists)
Vùng cứng xuất hiện tại chỗ tiêm lớn hơn hoặc bằng 10mm cho thấy dương tính trong
+Người nhập cư (< 5 năm) từ những nước có tần suất bệnh cao
+Tiêm thuốc nhiều lần
+Những người làm việc trong phòng xét nghiệm lao
+Những người làm việc trong môi trường có nhiều yếu tố nguy cơ
+Trẻ nhỏ dưới 4 tuổi
+Thanh thiếu niên nằm trong nhóm đối tượng nguy cơ
Vùng cứng xuất hiện tại chổ tiêm lớn hơn 15mm cho thấy dương tính ở bất kì người nào, kể cả những người hoàn toàn không có yếu tố nguy cơ bệnh lao.
+Tuy nhiên, ta chỉ xếp đối tượng có TST (+) vào trong nhóm nguy cơ cao.
2. Phản ứng lao tố da (TST) âm tính không loại trừ chẩn đoán lao
Phản ứng (-) chứng tỏ một tình trạng chưa nhiễm lao. Tuy nhiên cần chú ý những trường hợp âm tính giả như:
+ Sử dụng thuốc Corticoide kéo dài
+ Suy thận
+ Suy dinh dưỡng
+ Nhiễm trùng nặng
+ Hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải
3. Booster và phản ứng lao tố lần 2
Là phản ứng dùng để theo dõi người có tiếp xúc nguồn lây nhưng TST (-)
Booster có thể xảy ra ở nhiều lứa tuổi nhưng hay gặp người >55t có chủng BCG trước
Người có TST (-) lần đầu nên thử lại lần 2 trong vòng 1- 3 tuần có 2 trường hợp:
1. Nếu phản ứng lần 2 (-) chứng tỏ không nhiễm lao
2. Nếu lần 2 chuyển sang (+) thật sự có thể nhiễm lao rồi hoặc do chủng BCG
4. Kết luận về phản ứng lao tố
Phản ứng lao tố là một xét nghiệm hỗ trợ tuy nhiên hiện tại vẫn còn có giá trị trong chẩn đoán lao nhất là các thể lao ngoài phổi, lao trẻ em và đặc biệt là người bị HIV
Dễ thực hiện giá cả tương đối rẻ, cho kết quả tương đối trung thực, giúp cho bác sĩ lâm sàng có thêm bằng chứng để chẩn đoán một trường hợp lao khó hay thiếu tiêu chuẩn
Xét nghiệm tầm soát này hiện đang có tại phòng khám trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt, 20-22 Ngô Quyền P5 Q10 TpHCM, số điện thoại liên hệ: (028) 39.575.099
Bài viết gần đây
Bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để khám ngay khi có triệu chứng ho đàm kéo dài kèm theo chán ăn sụt cân, sốt ớn lạnh, vã mồ hôi về chiều và đêm
Người nhiễm Lao không phải là người bệnh Lao, trong đàm không có vi khuẩn, không lây cho ai khác. Họ là người bình thường, nhưng về sau có thể có bệnh Lao.
Lao kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn lao kháng với thuốc dùng để điều trị bệnh lao. Điều đó có nghĩa là thuốc không còn có thể giết chết vi khuẩn lao nữa.