Hầu hết bệnh nhân ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ (OSA) đều có béo phì dù ít hay nhiều. Béo phì là một trong các yếu tố nguy cơ chính của OSA

Tác động CPAP đến giảm cân ở bệnh nhân ngưng thở khi ngủ

TÁC ĐỘNG CỦA CPAP ĐẾN VIỆC GIẢM CÂN Ở

BỆNH NHÂN NGƯNG THỞ TẮC NGHẼN KHI NGỦ

ThS. BS. Ngô Nguyễn Hải Thanh

Trung tâm điều trị  bệnh hô hấp Phổi Việt

Vì vậy mọi bệnh nhân đều cho rằng để điều trị khỏi OSA thì phải giảm cân và bệnh nhân nào cũng cảm thấy áp lực trong việc giảm cân, thậm chí bác sĩ cũng thấy khó khăn trong việc hướng dẫn và khuyên bệnh nhân của mình giảm cân. Một điều đáng lạc quan đó là: dù chỉ béo phì nhẹ tức là tăng từ 110 – 115% so với cân nặng lí tưởng thì việc giảm cân cũng mang lại nhiều lợi ích và giảm cân dù ít từ 5 – 10% cân nặng thôi thì cũng góp phần cải thiện chỉ số ngưng thở giảm thở (AHI) đáng kể.rước tiên, chúng ta cần biết tại sao chúng ta tăng cân và điều gì làm cho cân nặng ngày càng tăng thêm hay nói cách khác là làm cho việc giảm cân trở nên khó khăn?

Mỗi ngày chúng ta có rất nhiều hoạt động liên quan đến thức ăn, khi tiệc tùng, khi họp mặt … và nhiều hoạt động này góp phần dẫn chúng ta đi vào lối sống tĩnh tại, ít vận động thể lực. Chúng ta ngồi quá nhiều và sử dụng xe máy để đi đến bất kì đâu. Ngoài ra, đôi khi chúng ta lại hiểu nhầm các tín hiệu của cơ thể về các nhu cầu cơ bản, chẳng hạn như khi khát hoặc buồn ngủ chúng ta lại cho rằng mình đang đói, đôi khi, một số người thèm ăn khi thấy người khác ăn, hành vi ăn uống mang tính bắt chước.

Béo phì sẽ làm tăng nguy cơ đề kháng insulin (hóc-môn giữ vai trò điều hòa chuyển hóa đường trong cơ thể) và rối loạn đường huyết sẽ dẫn đến đái tháo đường. Hàng loạt các bệnh lí khác cũng liên quan béo phì như rối loạn mỡ máu, tăng huyết áp, giảm ham muốn, trầm cảm … Béo phì là đầu mối làm cho chúng ta cảm thấy mệt mỏi và trì trệ chứ không phải do tuổi già hoặc OSA, càng làm cân nặng gia tăng.

Giữa OSA và tăng cân có liên quan với nhau như thế nào?

Bệnh nhân OSA bị giảm chất lượng giấc ngủ rõ rệt vì những lần thức giấc xảy ra liên tục trong đêm khi bệnh nhân bị ngưng thở, mà nhiều nghiên cứu đã cho thấy có sự liên quan giữa giấc ngủ bị gián đoạn nhiều lần với việc tăng cân. Thực vậy, mất ngủ sẽ ảnh hưởng đến 2 loại hóc-môn quan trọng đó là Leptin và Ghrelin. Khi no, Leptin được tiết ra từ mô mỡ sẽ báo hiệu cho não rằng mình đã no và không ăn thêm nữa. Trái lại, khi đói, Ghrelin do dạ dày tiết ra, tạo cảm giác đói và phải ăn thêm vào. Khi bị mất ngủ hoặc giấc ngủ bị gián đoạn sẽ gây tăng tiết Ghrelin và giảm tiết Leptin, vì vậy dẫn đến tăng cân (Hình 1). Những điều trên tạo nên vòng luẩn quẩn giữa tăng cân và rối loạn giấc ngủ ở bệnh nhân OSA.

 

CPAP tác động như thế nào đến cân nặng ở bệnh nhân OSA?

Máy thở tạo áp lực dương liên tục (CPAP) là lựa chọn hàng đầu cho hầu hết bệnh nhân OSA mức độ trung bình hoặc nặng. CPAP giúp đường thở ổn định và luôn thông thoáng trong khi ngủ, vì vậy không còn tình trạng tắc nghẽn đường thở gây gián đoạn giấc ngủ. Bệnh nhân sẽ ngủ ngon hơn, không còn bị ảnh hưởng bởi các rối loạn về tim mạch, chuyển hóa và nội tiết tố. Khi đó, hoạt động thể lực, tiết chế ăn uống kết hợp với điều trị CPAP thường xuyên mỗi đêm sẽ giúp giảm cân hiệu quả hơn.

Theo nghiên cứu mới nhất vào tháng 3/ 2019, tại New Orleans, Hoa Kì, ở những bệnh nhân OSA có béo phì, điều trị CPAP không những là biện pháp giúp cải thiện triệu chứng mà còn là biện pháp giúp giảm cân hiệu quả hơn. Nghiên cứu thực hiện trên 300 bệnh nhân, tất cả đều áp dụng các chế độ hoạt động thể lực và ăn hạn chế 800 Kcal/ ngày. Sau 16 tuần, nhóm bệnh nhân có sử dụng CPAP đều đặn giảm được trung bình tới 12kg so với nhóm bệnh nhân không sử dụng CPAP chỉ giảm được 8.5 – 9.5kg. Các nhà khoa học cho rằng, thay đổi về chất lượng giấc ngủ và thần kinh nội tiết đã đem lại hiệu quả giảm cân tốt hơn.

Kết luận

Giảm cân ở bệnh nhân OSA là một quá trình lâu dài, dù chỉ giảm được ít từ 5 – 10% cân nặng cũng cải thiện chỉ số AHI đáng kể. Trong điều trị ban đầu, sử dụng CPAP thường xuyên từ 6 – 7 tiếng mỗi đêm sẽ giúp nâng cao chất lượng giấc ngủ đồng thời cũng là biện pháp giảm cân hiệu quả.

 

 

 
   

 

Bài viết gần đây

17-08-2021

Bệnh nhân đang điều trị ngưng thở khi ngủ bằng máy CPAP nên có thể tự đọc và hiểu các thông số trong báo cáo của thiết bị CPAP để theo dõi và tuân thủ điều trị bệnh tốt hơn

16-04-2021

Người được đo đa ký hô hấp hoặc đa ký giấc ngủ thường là có vấn đề bệnh liên quan tới giấc ngủ.  Sau khi thực hiện đo giấc ngủ, ai cũng muốn hiểu rõ về giấc ngủ của mình

26-03-2021

Để xác định chẩn đoán ngưng thở tắc nghẽn khi ngủ cần phải thực hiện đa ký giấc ngủ tại phòng thăm khám giấc ngủ hoặc thực hiện đo đa ký hô hấp ngay tại nhà bạn