Làm sao để tránh gia đình không nhiễm lao từ nguồn lây Lao trong gia đình?

Câu hỏi

Kính chào bác sĩ,
Hiện tại em đang có 3 trẻ, lần lượt là 11 tuổi, 9 tuổi và 20 tháng. Gia đình em có một người thân mắc bệnh lao, mới phát hiện cách đây hơn 3 tuần, vi trùng lao xét nghiệm là 3+. Từ trước khi phát hiện bệnh lao và sau khi phát hiện bệnh lao khoảng 3 ngày thì Che miệng khi ho tránh lây nhiễmngười thân vẫn sinh hoạt trong gia đình cùng với các bé con em. Hiện tại người thân này của em đã tách ra sinh hoạt riêng ở một nơi khác. Trước đó, hai bé lớn thì chỉ tiếp xúc với người bệnh như ở chung phòng ngủ, sinh hoạt chung phòng tắm/toilet, còn bé nhỏ thì tiếp xúc nhiều hơn như ôm hôn, nằm dựa vào ngực người nhiễm bệnh và tiếp xúc thời gian dài trong ngày (lúc đã có những triệu chứng ho sổ mũi kéo dài, tưởng cảm cúm thông thường). Xin cho em hỏi:
1. Em có phải đăng ký tầm soát nhiễm lao cho các bé con em và cho bản thân mình hay ko, vì hiện tại em theo dõi các bé và bản thân cũng không có triệu chứng gì lạ. Bé nhỏ nhất vẫn ăn uống vui đùa sinh hoạt bình thường. Nếu đăng ký thì đăng ký ở đâu, như thế nào? nếu là môi trường trong bệnh viện lao thì bé nhỏ của em có nên được đưa vô ko vì bé không chịu đeo khẩu trang?
2. Sau 3 tuần sinh hoạt riêng, người thân đó của gia đình em muốn em đưa bé nhỏ lên để gặp mặt vì rất nhớ cháu, em có thể đưa bé lên được không? Hiện tại người thân của em đã không còn ho (lúc đầu khi phát hiện bệnh lao là ho rất nhiều), tuy nhiên từ sau khi phát hiện bệnh lao cũng không chịu đeo khẩu trang bao giờ (vẫn uống thuốc điều trị lao đều đặn), nay nếu em đưa bé nhỏ lên thì ông mới chịu đeo khẩu trang và ông nói chỉ nhìn bé chơi đùa thôi (vẫn trong khuôn viên nơi ông sinh hoạt), nhưng như vậy có an toàn cho bé của em hay không xin bác sĩ tư vấn cho em để có thể vừa bảo vệ được sức khỏe của bé và vừa đáp ứng được nhu cầu tình cảm của người thân đối với bé.
3. Vi trùng lao sống trong không khí bao lâu? Có thời gian người thân bị bệnh của em sinh hoạt riêng trên lầu 2 tại nhà (cũng khá rộng, khoảng 100m2), nay đã chuyển đi nơi khác. Từ hai tuần trở lại đây ngày nào em cũng mở tất cả các cửa sổ/cửa chính trên đó (chiều tối mới đóng lại). Như vậy vi trùng lao trong không khí có còn hay không, đến khi nào thì môi trường đó mới trở lại bình thường?
 
Kính mong bác sĩ tư vấn trả lời sớm giúp em vì hiện tại em rất hoang mang lo lắng.
 
Câu trả lời
Chào bạn, 
Xin trả lời các câu hỏi của bạn như sau:
1. Tất cả mọi người trong gia đình từng tiếp xúc với người đã được chẩn đoán lao phổi AFB (+) nên đi khám để tầm soát lao. Đặc biệt là người già, trẻ nhỏ và những người đang có bệnh mạn tính như đái tháo đường, suy gan, suy thận... Nếu người nhà bạn có triệu chứng hô hấp thì càng cần phải đi khám tầm soát.
Tầm soát lao hiện tại ở Sài Gòn thì có phòng khám chuyên khoa hô hấp Phổi Việt và bv Phạm Ngọc Thạch.
2. Để an toàn cho mọi người và tránh lây lan thì ở các nước phương tây và những nước phát triển họ sẽ cách ly người bệnh lao cho tới lúc nào hoàn thành điều trị (tức là khoảng 4-6 tháng và xác nhận bằng việc cấy đàm tìm vi trùng lao âm tính). Ở Việt Nam thì việc này khá khó khăn nhưng nếu cách ly được càng lâu thì càng tốt. 
Để đánh giá việc tránh lây lan người bệnh cần được làm xét nghiệm đàm trực tiếp xem còn vi trùng lao không? Triệu chứng của bệnh nhân còn ho đàm không? Cải thiện trên X quang như thế nào và lao của người bệnh có bị kháng thuốc không? (Việc này cần lấy đàm cấy và kháng sinh đồ ngay từ đầu: kết quả sẽ có sau 2 tháng). 
Chúng tôi vẫn khuyên tránh tiếp xúc với người bị lao phổi AFB (+) ít nhất trong thời gian tấn công tức 2-3 tháng đầu điều trị. Việc làm đó sẽ tốt cho người thân xung quanh. 
Việc người nhà bạn mới điều trị được 3 tuần thì kinh nghiệm của tôi chưa nên cho bé tiếp xúc trở lại vì người nhà bạn bị lao phổi soi đàm 3+ là rất nhiều vi trùng và cũng không biết có kháng hay không.
3. Nếu vi trùng lao ra ngoài môi trường có ánh sáng mặt trời thì sẽ chết rất nhanh sau khoảng 15 phút. Việc phòng nhà bạn là nơi sống cũ của người bệnh lao việc mở cửa và cho ánh sáng vào là rất đúng nhưng để sạch sẽ hơn bạn nên thay toàn bộ mùng mền, rèm cửa giặt bằng xà bông và thuốc tẩy phơi giữa nắng. Phòng này cần phải được vệ sinh lại sạch sẽ bằng cách chùi rửa với nước tẩy tất cả phòng. Nếu cần mua bóng đèn cực tím về gắn vào phòng lúc không có người bật đèn lên khoảng vài ngày sẽ sạch sẽ. 
Môi trường phòng trở lại bình thường hay không tùy thuộc vào việc mình vệ sinh và lau dọn nó.

 

Tôi tình cờ phát hiện bị lao khi đã có thai được 2 tháng. Thuốc lao có ảnh hưởng đến thai nhi không?

Phụ nữ có thai mắc laoChào chị! Tất cả thuốc kháng lao đều qua được thai nhi trong thời gian mẹ dùng thuốc ,đặc biệt những thai dưới 12 tùân tuổi người ta chưa chứng minh mức độ an tòan của thuốc đối với thai nhi nên nguy cơ dị dạng thai nhi trong giai đọan này có thể xảy ra vì đây là giai đọan tạo hình của bào thai, nên điều trị lao ở giai đọan này cần phải theo dõi kỹ hình thái của thai sau 12 tuần tuổi để có những phản ứng phù hợp. Cần có ý kiến chung giửa bs chuyên khoa lao và bs sản khoa về khả năng điều trị và những sự cố có thể xảy ra trong quá trình điều trị.

 

Uống thuốc lao không đúng giờ hàng ngày có nguy hiểm không?

Câu hỏi:

Chào bác sĩ! năm nay em gái của em năm nay 22 tuổi, em ấy được chẩn đoán bị mắc bệnh lao vào ngày 8.3.2016. Sau 14 ngày Uống và chích thuốc lao hàng ngàyđiều trị cách ly và 2 tháng dùng thuốc RIFATER và MYAMBUTOL thì không còn ho có đờm và có thể thở dễ dàng. Sau đó em ấy chuyển sang dùng thuốc RIFINAH (liệu trình 4 tháng) dùng được hơn một tuần thì có bị cảm ( có thể do thời tiết ) triệu chứng ho, sổ mũi, không nóng sốt nhưng em lại bị lói ở lưng mỗi khi thở mạnh, khi ho có đờm và có lẫn một tí máu ạ. Trong quá trình uống thuốc có đôi khi em uống thuốc trễ 30p hoặc 1 tiếng so với thời gian quy định (6h sáng hằng ngày) và luôn luôn ăn sau 2 giờ uống thuốc, vẫn uống thuốc đúng liệu lương mỗi ngày . Em muốn hỏi những biểu hiện trên có phải là phác đồ điều trị của em gái em đang xấu đi không?
 
Trả lời:
 
 
Em của bạn được chẩn đoán lao phổi và tôi đoán em được điều trị với phác đồ 6 tháng gồm 2 tháng tấn công 2RHEZ và 4 tháng duy trì 4RHE (có thể có E hoặc không). Liều lượng tôi không thấy bạn ghi kèm theo nhưng thuốc được cho có khả năng là đầy đủ liều. 
Việc em của bạn uống thuốc trễ 1 giờ hay 30 phút không thành vấn đề. Điều đó không gây ảnh hưởng tới việc điều trị lao nếu em bạn vẫn dùng thuốc đều đặn theo hướng dẫn. 
Triệu chứng của em bạn hiện tại có thể có rất nhiều lý do:
1. Thường gặp nhất là sau khi nhiễm cúm, nhiễm siêu vi hoặc một đợt nhiễm trùng khác làm triệu chứng hô hấp xuất hiện trở lại nhưng không phải là do bệnh lao diễn tiến xấu.
2. Ít khả năng hơn: lao phổi không ổn định và đáp ứng kém. Việc này cần gặp Bs điều trị để được đánh giá và theo dõi kỹ hơn. 
 
Việc bạn hỏi phác đồ điều trị của em bạn thì tôi không trả lời được vì việc điều trị lao tùy thuộc rất nhiều yếu tố: 
- Chẩn đoán ban đầu: Lao phổi kèm theo vẫn đề gì khác hay không, hay lao nhiều cơ quan...
- Mức độ tổn thương trên X quang như thế nào. Đàm có vi trùng hay không.
- Có làm xét nghiệm kháng sinh đồ nhanh: MTB-XPERT hay Haintest để đánh giá việc kháng với R và H hay không. Việc kháng thuốc ảnh hưởng rất nhiều tới đáp ứng và kết quả điều trị.
- Liều lượng thuốc có đủ theo cân nặng hay không. 
- Chất lượng thuốc có tốt hay không (ở đây tôi thấy là Rifater và Myambutol: 2 thuốc này nhiều khả năng là thuốc xách tay từ Mỹ về, nếu được bản quản tốt thì đây là thuốc ok.)
- và một số vấn đề khác: sức khỏe người bệnh, ăn uống của người bệnh, việc nghỉ ngơi...
 
Tôi nghĩ để chắc chắn thì bạn nên trao đổi kỹ với bác sỹ đang điều trị lao cho em bạn để có kết luận chính xác hơn. Cần phải khám lại cho em bạn vì triệu chứng của em bạn không bình thường.

 

 

Lao có lây qua tiếp xúc da tay không?

Câu hỏi

Tiếp xúc tay có lây lao?Tay tôi lỡ dính vào lavabo buồng khạc đàm của phòng khám Lao, sau đó tôi ăn táo mà chưa rửa tay, vậy tôi có bị lây lao không?

Trả lời

Việc tay bạn lỡ dính vào lavabo buồng khạc đàm của phòng khám Lao thì khả năng bạn bị lao là gần như không có. Vi trùng lao chỉ vào cơ thể với số lượng đủ nhiều khi bạn hít phải các giọt chất tiết từ đường hô hấp của người bệnh lao ho, tằng hắng... ra ngoài mà thôi. Vi trùng lao sẽ chết khi ra ngoài ánh sáng mặt trời trong một khoảng thời gian. Vì thế việc bạn ăn uống nếu không rửa tay và thức ăn sạch sẽ chỉ có thể nhiễm các vi khuẩn khác không thôi chứ vi khuẩn lao thì không

 

Lao tái phát có khó trị không? Có dễ lây cho bé hơn không?

Câu hỏi

Tôi đã hoàn thành điều trị lao được 2 năm, nay bị lao lại, có nguy cơ lây cho bé không?Việc điều trị lại cho tôi khó khăn hơn không?

Trả lời

Chúng tôi sẽ lần lượt trả lời từng trường hợp
1.  Việc điều trị có khó khăn hơn lần trước không? 

Để trả lời câu hỏi này cần biết một số việc sau đây:
- Đợt này chẩn đoán lao phổi lại cho chị có vi trùng lao trong đàm không và có làm kháng sinh đồ nhanh (Gene Expert MTB) chưa? có kháng với Rifampicin hay không? Nếu có vi trùng lao và có kháng thì việc điều trị sẽ khó khăn hơn. Nêu kháng sinh đồ cho thấy không kháng thì có thể việc điều trị không khó khăn hơn. Nhưng vẫn rất cần lấy đàm và làm kháng sinh đồ đa kháng cho chị.
- Tổn thương phổi của chị nhiều hay ít và có kèm theo bệnh khác (tim mạch, tiểu đường,...) hay không? Nếu tổn thương nhiều thì điều trị cũng khó khăn hơn, kèm theo bệnh khác thì việc điều trị có thể cũng khó khăn hơn NHƯNG những việc này cần có bác sỹ chuyên khoa lao đánh giá thì mới hợp lý.
 
2. Bé có ho và khò khè nhưng cần có bác sỹ đánh giá kỹ hơn về sức khỏe của bé. Việc chị bị lao phổi có vi trùng hay không cũng rất liên quan tới chuyện lây cho bé, nếu chị là lao phổi có vi trùng thì khả năng lây cao hơn, nhưng nếu không có vi trùng thì khả năng lây thấp. Chị nói các triệu chứng của bé không nghiêm trọng và bé vẫn ăn uống và sinh hoạt bình thường thì có khả năng không bị lây bệnh lao. Việc tầm soát phải đi kèm với đánh giá toàn diện và theo dõi sức khỏe của bé, riêng việc dùng xét nghiệm để tầm soát chỉ xác định được khả năng nhiễm lao nhưng liệu có đang bị bệnh lao hay không thì không khẳng định được.
 
Nếu chị còn thắc mắc gì cần giải đáp kỹ hơn thì có thể tới phòng khám Phổi Việt để được tư vấn kỹ hơn bởi các bác sỹ chuyên khoa về lao phổi.

 

Bố tôi không ăn uống được khi đang điều trị lao là vì sao?

Bệnh nhân điều trị lao và ăn uống không được thì cần phải đánh giá lại các vấn đề sau đây:

1.  Bệnh nhân hoàn toàn không ăn được gì hay ăn ít hoặc là uống sữa là chính.
Bênh nhân lao không ăn được2.  Bệnh nhân có bị đau bụng hay không? có tiêu chảy hay không? Có bị vàng da hay không?...
3.  Bệnh nhân thấy mệt quá không ăn nổi hay là ăn không thấy ngon miệng?
Nếu  bệnh nhân có một trong những vấn đề trên thì tốt nhất bệnh nhân phải tới bác sỹ chuyên khoa về lao phổi để khám lại.
Khi điều trị lao thì Bs thường dặn kỹ BN về các phản ứng phụ của thuốc và nếu BN có triệu chứng thì cần gặp ngay Bs điều trị để được tư vấn kỹ.
Bệnh nhân đang điều trị Lao cần  được ăn uống đầy đủ để đảm bảo chất dinh dưỡng, chống lại bệnh tật và mau chóng lấy lại cân nặng ban đầu do sụt cân vì Lao

 

Bị lao phổi nên ăn gì ?

Thức ăn dinh dưỡng cho bệnh nhân laoTrong điều trị lao hiện nay theo quy định của CTCLQG đối với những trường hợp lao mới sẽ dùng 4 thuốc uống  điều trị tấn công trong 2 tháng sau đó giảm liều xuống còn 3 thuốc thêm 4 tháng để duy trì,tổng thời gian điều trị là 6 tháng tùy đáp ứng của bệnh mà phác đồ có thể thay đổi. Trong 4 thuốc dùng thì có 3 thuốc thải chủ yếu qua gan,nên trong thời gian điều trị lao không được uống rượu bia vì có thể làm độc tính cộng hợp trên gan gây viêm gan cấp, đã có những báo cáo bệnh nhân tử vong vì viêm gan cấp do thuốc kháng lao gây ra. Ngoài ra thuốc kháng lao còn gây ra các phản ứng giả gout, giảm thị lực,trầm cảm,nỗi mẫn ngứa thóang qua...các phản ứng đó độc lập bởi vịêc ăn uống nên người nhà cứ yên tâm cho bệnh nhân bồi bổ để nâng tổng trạng tăng đề kháng  trừ trường hợp bệnh nhân di ứng hải sản mà thôi.

 
  • Xem thêm