Bệnh nhân tình cờ thấy xuất hiện hạch vùng cổ hoặc ở vị trí khác trên cơ thể nên đi khám và phát hiện hạch lao. Lao hạch ngoại biên là lao ngoài phổi hay gặp nhất ở người trẻ tuổi

Lao hạch

LAO HẠCH

BS.CKI. Quách Minh Phong

Nguyên bác sĩ điều trị bệnh viện Phạm Ngọc Thạch

Trung tâm điều trị bệnh hô hấp Phổi Việt

 

Lao hạch gồm lao hạch ngoại biên và lao hạch nội tạng.

Nội dung bài này chỉ nói về lao hạch ngoại biên

Lao hạch ngoại biên là thể lao ngoài phổi thường gặp nhất ở người trẻ tuổi từ 16 – 40, nữ nhiều hơn nam. ( nữ 82,75%, nam 17,25%). Những vị trí thường gặp là: cổ (89%), nách (3%), bẹn (2,6%), hoặc nhiều chỗ (5,4%). Thường  đi kèm lao phổi hoặc lao cơ quan lân cận.

 

Vấn đề gây lo ngại hiện nay là dịch HIV vì đây là một nguyên nhân quan trọng làm tăng số người mắc bệnh lao nói chung trong đó có lao hạch.

Nguyên nhân gây bệnh lao hạch:

Lao hạch cũng có thể có triệu chứng nhiễm lao chung như: sốt về chiều, sụt cân… hoặc ngược lại bệnh nhân thấy sức khỏe bình thường. Chỉ tình cờ người nhà, hay bản thân bệnh nhân thấy xuất hiện hạch vùng cổ hoặc ở vị trí khác trên cơ thể nên đi khám bệnh và phát hiện là hạch lao.

Phát hiện lao hạch:

 1) Vị trí :Hay gặp vùng cổ

2) Kích thước: thường không đều, lớn dần

3) Số lượng : thay đổi

4) Mật độ: chắc nếu có hoại tử thì phập phều

5) Di động sau có thể dính mô xung quanh

6) Thường không đau.

7) Không đối xứng ( Thường chỉ một bên)

8) Diễn tiến : Không phát hiện kịp thời, điều trị muộn dò bã đậu để lại  sẹo rất xấu

Các xét nghiệm giúp cho chẩn đoán

Để xác định là hạch lao cần phải tìm được vi trùng lao trong hạch qua soi, cấy bệnh phẩm lấy từ hạch bằng chọc hút hay sinh thiết.

Các xét nghiệm thường dùng để chẩn đoán lao hạch gồm:

-Chọc hút bằng kim nhỏ hoặc sinh thiết trọn hạch

-X quang ngực để phát hiện lao phổi.

-Soi cấy tìm vi trùng lao từ mủ chảy từ hạch.

-TST ( Tuberculin Skin Test) trước đây gọi là IDR: Phản ứng lao tố  : thường dương tính 74-100% trường hợp.Tuy nhiên khi âm tính không có ý nghĩa để loại trừ lao vì tỉ lệ âm giả cao ở cơ địa suy giảm miễn dịch ( HIV, Đái tháo đường ..)

Đối bệnh nhân nhiễm HIV: TST >  5 mm:  được xem là dương tính

 TST (+) >15mm, nhất là trong lao hạch đơn thuần

Test nhiễm lao bằng Tuberculin

Điều trị lao hạch giống như điều trị lao khác theo hướng dẫn của Chương trình chống lao quốc gia, điều trị đủ 8 tháng bệnh sẽ khỏi.

Cần phát hiện sớm bệnh để điều trị kịp thời không để lại dị chứng

Hiện tại các tỉnh,  quận, huyện  đều có phòng khám chuyên khoa lao. Trung tâm  điều trị  bệnh hô hấp  Phổi Việt cũng là một đơn vị đã được Chương Trình Chống Lao Quốc Gia chấp thuận tham gia với Chương Trình phối hợp y tế công tư, phụ trách khám, phát hiện và điều trị tất cả các thể bệnh lao. Đây là phòng khám ngoài công lập đầu tiên của thành phố phối hợp Chương trình chống lao quốc gia.Tại đây có đủ điều kiện để chẩn đoán, điều trị và theo dõi một ca bệnh lao.

Bài viết gần đây

27-07-2021

Bệnh nhân cần tới cơ sở y tế để khám ngay khi có triệu chứng ho đàm kéo dài kèm theo chán ăn sụt cân, sốt ớn lạnh, vã mồ hôi về chiều và đêm

14-03-2018

Người nhiễm Lao không phải là người bệnh Lao, trong đàm không có vi khuẩn, không lây cho ai khác. Họ là người bình thường, nhưng về sau có thể có bệnh Lao.

14-03-2018

Lao kháng thuốc xảy ra khi vi khuẩn lao kháng với thuốc dùng để điều trị bệnh lao. Điều đó có nghĩa là thuốc không còn có thể giết chết vi khuẩn lao nữa.