Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính ở giai đoạn suy hô hấp mạn nặng, bệnh nhân bị giảm oxy mạn, điều trị oxy dài hạn tại nhà giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng hy vọng sống

Điều trị bằng oxy dài hạn tại nhà

Điều trị bằng oxy dài hạn tại nhà

ThS.BS. Nguyễn Hồng Đức

Trưởng khoa khám bệnh BV. Phạm Ngọc Thạch

Cố vấn chuyên môn Trung Tâm Điều Trị Bệnh Hô Hấp Phổi VIệt

 

I.  MỤC ĐÍCH ĐIỀU TRỊ OXY DÀI HẠN:

a. Oxy cần thiết cho sự sống của mọi tế bào

Oxy được đem đến cho các cơ quan nhờ máu

b.  Sự cung cấp oxy cho các cơ quan phụ thuộc:

  • Áp suất oxy trong không khí,
  • Tình trạng của phổi: phế quản hẹp (BPTNMT), bề mặt trao đổi khí bị biến đổi/giảm;
  • Lưu lượng máu (tim, tình trạng mạch máu);
  • Khả năng vận chuyển oxy của máu: 98% oxy trong máu gắn vào Hb

            (hồng cầu hình liềm, thiếu máu)

c.   Giảm oxy máu: lượng oxy vận chuyển bởi máu giảm.

  • Giảm oxy mô: lượng oxy cung ứng cho mô không đủ cho nhu cầu của tế bào
  • Giảm oxy mô cấp
  • Giảm oxy mạn: ảnh hưởng lên tuần hoàn phổi và hâu quả lên tim.

             Nguyên nhân chính: BPTNMT

d.    Mục đích của điều trị bằng oxy lâu dài: 2 nghiên cứu y học vào thập niên 1980 (Mỹ, Anh)

       chứng minh điều trị bằng oxy lâu dài có 2 tác dụng:

1/       Cải thiện hy vọng sống,

2/       Cải thiện chất lượng cuộc sống:

  • Tăng khả năng gắng sức (lợi ích của điều trị bằng oxy di động),
  • Cải thiện năng lực thần kinh tâm lý: tâp trung, trí nhớ, ham muốn tính dục,
  • Giảm nhập viện

 e.  Lợi ích chỉ có khi mỗi ngày điều trị ít nhất 15 giờ

II.  NHỮNG XÉT NGHIỆM CẦN THIẾT:

a.   Đo khí trong máu:

  • Cách lấy mẫu: lấy máu động mạch quay ở cổ tay, cách lấy máu mao mạch “động mạch hóa” ở rái tai
  • Kết quả bình thường: PaO2 > 95mmHg, thay đổi theo tuổi, PaCO2 = 42 mmHg, pH = 7.40

 

b.  Đo độ bão hòa oxy của Hb:

  • Cách đo: đầu ngón tay
  • Kết quả: tối đa là 100%

 c.  Điều kiện thực hiện xét nghiệm:

  • Đo lúc nghỉ, thở khí trời: cách nhau nhiều tuần;
  • Đo bão hòa ban đêm;
  • Đo lúc gắng sức           

 3.  NGUỒN OXY:

 

a.  Chai Oxy nén:

  • Nguyên tắc: oxy nén ở 200 bars
    • 3m3 = 3000L = 20kg
    • 1m3 = 1000L = 09kg
    • 0.4m3 = 400L = 3.3kg
  • Lợi điểm: không cần điện, di động được
  • Nhược điểm: thay mới thường xuyên, mắc; tự chủ thấp nếu dùng lưu lượng cao
  • Tự chủ:

b.  Oxy lỏng:Thông số chai oxy nén

  •   Bình chứa cố định (40-75kg) + bình chứa nạp lại được (2.5 – 4.5kg). Trữ oxy ở -1830C
  •   Có thể dùng lưu lượng cao > 4 L/phút
  •   Ít tiếng ồn
  •   Có thể ra khỏi nhà
  •   Dùng cho bệnh nhân hay đi lại

c.  Máy tách Oxy:

 

  • Nguyên lý: 20-30kg, dùng điện, tách oxy và nitơ rồi cô đặc oxy
  • Lợi điểm:
    • không cần cung ứng đều đặn,
    • không cần kho lưu trữ,
    • không nguy cơ do lưu trữ,
    • cho phép di chuyển (để trong xe hơi an toàn)
  • Nhược điểm:
    • Không di động được
    • lưu lượng có giới hạn (<5L/p),
    • ồn hơn, giảm ồn bằng cách để ngoài hành lang, đặt trên thảm; cần điện  

IV. TUÂN THỦ ĐIỀU TRỊ

  1. Thở oxy ít nhất 15g mỗi ngày
  2. Nguy hiểm của oxy quá liều:
    • Ứ CO2
    • Ngưng thở?
  3. Theo dõi định kỳ

V.  CẨN THẬN:

  1. Chai oxy:
    • Không hút thuốc,
    • không đặt chai gần ngọn lửa,
    • Không mở đóng miệng chai,
    • Không tháo lắp van giảm áp,
    • Không bôi dầu mỡ lên van và chai (nguy cơ nổ)
  2. Oxy lỏng:
    • Không để gần nơi có hơi nóng,
    • Không hút thuốc lá trong phòng chứa và khi thở oxy,
    • Không bôi dầu mỡ lên bình chứa và lên người,
    • Có bình chữa cháy

VI.  KẾT LUẬN:

  1. Bệnh Phổi Tắc Nghẽn Mãn Tính ở giai đoạn suy hô hấp mạn nặng
  2. Điều trị oxy dài hạn tại nhà giúp cải thiện chất lượng cuộc sống, tăng hy vọng sống
  3. Tuân thủ điều trị: thở ít nhất 15g mỗi ngày

 

Bài viết gần đây

14-10-2021

Bệnh nhân bị COPD kèm với di chứng do lao cần phải được theo dõi và điều trị hiệu quả để giảm nguy cơ đợt cấp COPD cũng như giảm nguy cơ tái phát lao phổi và viêm phổi.

17-07-2017

COPD là bệnh toàn thân với nhiều bệnh đồng mắc và nhiều kiểu hình lâm sàng khác nhau như bệnh tim mạch, bệnh tiêu hóa, bệnh cơ xương, bệnh mắt, bệnh chuyển hóa,...

17-07-2017

Một số người COPD không thể thực hiện những hoạt động hàng ngày mà không khó thở và phải dừng lại thường xuyên để hít thở  và người bệnh COPD cảm thấy căng thẳng